您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Al
NEWS2025-04-10 22:48:18【Giải trí】5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 08/04/2025 11:44 Nhận định bóng lich bong đa ngoai hang anhlich bong đa ngoai hang anh、、
很赞哦!(9731)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Real Madrid, 02h00 ngày 9/4: Khó cho Pháo thủ
- Diễm My 9X như nàng công chúa trong lễ gia tiên với chồng doanh nhân
- Vỡ đập, giới chức Hawaii ra lệnh di tản dân cư
- Quảng Ninh xây dựng công dân số làm nền tảng chuyển đổi số bền vững
- Soi kèo phạt góc Leicester City vs Newcastle, 2h00 ngày 8/4
- BTC khẳng định Bảo Ngọc phù hợp làm giám khảo Hoa hậu Việt Nam 2022
- Người khởi nghiệp của Toong
- 'Bác sĩ Hà Duy Thọ' giả mạo, không phải là bác sĩ
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Osasuna, 2h00 ngày 8/4: Nỗ lực trụ hạng
- Hà Duy, Vân Anh Scarlet mang thời trang lên đồi thông trình diễn
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Dortmund, 2h00 ngày 10/4
Tôi đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi với người vợ chỉ biết đến tiền. Ngày xưa, cô ấy chân ướt, chân ráo ở quê lên thành phố, làm công nhân may mặc, lương 4 triệu/tháng, ở nhà trọ ẩm thấp.
Tôi là người gốc Hà Nội. Nhà cửa không rộng rãi nhưng cũng có chỗ chui ra chui vào. Thu nhập của tôi lúc đó cũng chỉ được 5 triệu đồng.
Ảnh: Quốc Khánh Chúng tôi gặp nhau, nảy sinh tình cảm nam nữ và quyết định về chung một nhà. Trước khi kết hôn, hai đứa động viên nhau, cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu, sau này còn sinh con, mua căn nhà khác. Vì ngôi nhà tôi ở là của bố mẹ, tương lai sẽ chia cho 3 anh em tôi.
Sau khi kết hôn, vợ tôi nghỉ làm nhà máy, xin vào làm tạp vụ cho công ty bất động sản. Thu nhập hai vợ chồng cũng được 10 triệu/tháng. Khi chưa có con, mức đó là quá dư dả. Chúng tôi không phải đắn đo, suy nghĩ.
Tuy nhiên, 2 đứa con ra đời, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tiền tháng nào hết tháng đấy, chưa kể chúng tôi phải rút cả tiết kiệm ra chi tiêu. Thiếu thốn trăm bề nhưng chúng tôi không xảy ra cãi cọ, dằn hắt nhau.
Lúc kinh tế khủng hoảng nhất, tôi được cậu bạn thân giới thiệu công việc làm ngoài giờ. Mỗi tháng tôi cũng kiếm được thêm 8 triệu.
Khoản lương 5 triệu ở cơ quan, tôi chuyển thẳng vào tài khoản của vợ và đưa thêm cô ấy 1 triệu. Như vậy, hàng tháng tôi đóng góp 6 triệu cho vợ nuôi con, lo chi phí sinh hoạt gia đình.
Số tiền còn dư, tôi gửi tiết kiệm, dồn vào một khoản mua xe máy. Thế nhưng, dạo gần đây, vợ tôi hay cằn nhằn chuyện tiền bạc, yêu cầu chồng đưa thêm 3 triệu. Cô ấy bảo, các con đi học tốn kém, đầu tư tiếng Anh, tham gia dã ngoại, vật giá cũng đắt đỏ hơn.
Vợ còn muốn dăm bữa, nửa tháng cho các con ra ngoài ăn, thay đổi không khí hoặc 1 năm đi nghỉ mát 1 lần. Tôi thấy vợ vô lý nên không đồng thuận.
Con tôi học trường công, học phí và tiền bán trú cũng chỉ 1 triệu/tháng. Hai đứa là 2 triệu. Bốn triệu còn lại là tiền ăn uống, điện nước.
Tôi cả ngày ở cơ quan, chỉ ăn ở nhà 1 bữa, lại không có thói quen rượu chè, nhậu nhẹt, thuốc lá, vợ đỡ được một khoản mua mồi nhắm. Điện nước nhà tôi mùa cao điểm nắng nóng cũng tối đa 700 nghìn đồng.
Với mức chi tiêu đó, 6 triệu tôi đưa và 5 triệu lương của vợ là thoải mái. Tôi nghĩ, gia đình mình không giàu có, những khoản ăn nhà hàng, du lịch, học thêm cho các con nên giảm bớt. Nếu cứ a dua, chạy theo người ta là tự làm khổ mình.
Con cái học giỏi là cho bản thân chúng nó, tôi không nặng nề về điểm số hay thành tích. Chuyện học hành không bị áp lực, các con sẽ có tuổi thơ đúng nghĩa, bản thân hai vợ chồng đỡ nặng đầu lo lắng.
Tôi phân tích với vợ, nhà cửa mình không mất tiền thuê trong khi bao người ở tỉnh lẻ về Hà Nội phải thuê trọ khổ sở. Cuộc sống nên biết tự hài lòng.
Các bạn thấy suy nghĩ và quan điểm có gì sai? Vậy mà vợ quay ra rủa xả tôi là đồ chắc lép, ù lì, không lo nổi cho gia đình.
Ba ngày nay, vợ tôi xách đồ về quê, để tôi xoay sở trông con, cơm nước.
Theo các bạn, tôi phải làm gì để hóa giải mâu thuẫn này? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Chồng cho 100 triệu/tháng, vợ vẫn ngã lòng trước thầy thể dục
Nhiều lần tôi đã cố nói chuyện cho chồng hiểu, làm mọi cách để đời sống hôn nhân thi vị hơn nhưng chồng bảo tôi vẽ chuyện, dở hơi.
">Mỗi tháng chồng đóng góp 6 triệu, vợ vẫn cằn nhằn đòi thêm
Alexandra Andresen, 19 tuổi hiện đang là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới theo bảng xếp hạng năm 2016 của Forbes
Alexandra Andresen hiện đang là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới. Tạp chí Forbes vừa tiết lộ thông tin này trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới năm 2016. Cô gái thừa kế người Na Uy hiện mới 19 tuổi và sở hữu tài sản trị giá 1,2 tỷ đô la.
Năm 2007, bố cô – ông Johan Andreden đã chuyển giao cho con gái 42% cổ phiếu ở Ferd – công ty đầu tư tư nhân đã tồn tại hàng thế kỷ nay của gia đình.
Ông cũng chuyển giao 42% cổ phiếu công ty cho con gái lớn là Katharina, 20 tuổi, tỷ phú trẻ thứ 2 thế giới. Tài sản của Katharina cũng là 1,2 tỷ đô la.
Chỉ mới đây Alexandra mới được xác nhận là tỷ phú trẻ nhất thế giới do Chính phủ Na Uy chỉ công bố báo cáo thuế của công dân trên 17 tuổi.
Mặc dù sinh ra và lớn lên trong nhung lụa, nhưng khối tài sản khổng lồ không phải là thứ duy nhất khiến Alexandra được chú ý. Cô gái xinh đẹp này là một tay đua ngựa tài năng, đã giành chiến thắng trong rất nhiều cuộc thi lớn.
Từ nhỏ, cha mẹ cô đã dạy con gái thể hiện sự khiêm nhường và tính tiết kiệm. Vì thế, mặc dù sở hữu tài sản hơn 1 tỷ đô la, song cô vẫn có thói quen tiết kiệm tiền tiêu vặt từ khi còn nhỏ và chỉ sử dụng một chiếc xe hơi cũ.
Alexandra Andresen sinh năm 1997 ở Oslo, Na Uy và cũng lớn lên chủ yếu ở đây
Bố cô là ông Johan Andresen – con trai của nhà công nghiệp Johan Henrik Andresen và bà Marianne Ebba Therese Bielke. Gia đình Andresen kiếm tiền từ thương hiệu thuốc lá của mình – Tiedemanns. Hiện nay, Ferd chủ yếu điều hành các quỹ đầu cơ. Ferd là một nhà đầu tư năng động trên sàn chứng khoán Bắc Âu.
Bà Kristin – mẹ của Alexandra khi bà còn nhỏ
Katharina – cô chị gái hơn 1 tuổi, cũng là tỷ phú trẻ tuổi thứ 2 thế giới
Dinh thự của gia đình đầy các loài động vật. Trên Instagram, Alexandra chia sẻ: “Chúng tôi thường đưa các chú ngựa – Pinocchio (đốm) và Spike (nâu) tới một hòn đảo nơi chúng tôi có một căn nhà mùa hè. Chúng sẽ đi dạo tự do trên đất của chúng tôi”.
Các cô gái cũng sở hữu 7 chú chó, trong đó có BellaHọ gần gũi với động vật từ khi còn nhỏ
Alexandra học cưỡi ngựa từ khi còn nhỏ. Vài năm gần đây, cô luyện tập để trở thành một tay đua chuyên nghiệp.
Alexandra đã 3 lần vô địch giải đua ngựa ở Na Uy. Cô cũng nhận giải Tay đua có thành tích tốt nhất năm 2014 AEG Galla.
Trong khi hai cô con gái được thừa hưởng số tài sản khổng lồ từ Ferd, nhưng bố các cô khẳng định rằng họ sẽ không bị buộc phải điều hành công ty trong tương lai.
Cho đến thời điểm hiện tại, cô chị Katharina có vẻ là người có khả năng sẽ tham gia vào hoạt động của Ferd nhiều hơn sau khi đã hoàn thành khóa thực tập tại công ty của gia đình. Katharina hiện đang học ngành Khoa học xã hội ở Amsterdam University College.
Trong khi đó, cô em Alexandra tỏ ra không chắc chắn về tương lai. Trong một cuộc phỏng vấn, cô nói: “Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm lớn. Một mặt tôi cho rằng mình không xứng đáng, mặt khác tôi muốn chung tay phát triển Ferd và làm nó trở nên tốt đẹp hơn. Tìm ra cách để đưa thứ gì đó quay trở lại, tôi nghĩ là việc khó khăn”.
“Thực tế là gia đình tôi có đủ nguồn lực để cho tôi nhiều cơ hội, đặc biệt là trong đua ngựa, bởi vì nó đòi hỏi sự đầu tư tiền bạc. Nhưng không đủ để có thể thành công” – Alexandra nói thêm.
Nhưng trong một bài phỏng vấn khác, cô lại nói: “Việc tôi muốn làm trong suốt phần đời còn lại của mình là cưỡi ngựa”.
Ngoài thú cưỡi ngựa, Alexandra sống khá giản dị, mặc dù cô cũng thích các kỳ nghỉ và hay đưa bạn bè tới các sự kiện lớn.
Alexandra gần gũi với mẹ - người chia sẻ tình yêu cưỡi ngựa với mình
Alexandra có cậu bạn trai 24 tuổi – Joachim Tollefsen, một võ sĩ chuyên nghiệp của môn võ tổng hợp.
Tuy nhiên, có vẻ như tình yêu lớn nhất của tỷ phú trẻ nhất thế giới vẫn là cưỡi ngựa – hoạt động xuất hiện thường xuyên trên trang Instagram và tất cả hoạt động mạng xã hội của cô.- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
Xem thêm:
Sự thật ít biết về nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới">Cuộc sống khác thường của tỷ phú trẻ nhất thế giới
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa tổ chức lễ công bố quyết định giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hiệu trưởng.
PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường được sự ủy quyền của Bộ Y tế đã trao quyết định của quyền Bộ trưởng Bộ Y tế về việc giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM đối với PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc - Phó Hiệu trưởng.
PGS.TS Trần Diệp Tuấn trao quyết định cho
PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc (ảnh: UMP)PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, sinh năm 1967. Ông là con của Nhà giáo nhân dân, GS.TS Nguyễn Đình Hối (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nguyên Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược) nổi tiếng.
Trước khi được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc là Phó Hiệu trưởng kiêm Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM.
Hồi tháng 7, PGS.TS Trần Diệp Tuấn, Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường được công nhận Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Y Dược TP.HCM nhiệm kỳ 2020-2025. Như vậy với quyết định này PGS.TS Trần Diệp Tuấn sẽ thôi làm hiệu trưởng.
Ngoài ra, ngày hôm qua Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng trao quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo quản lý cho PGS.TS Phan Thanh Dũng - Phó Giám đốc, Phụ trách Trung tâm Khoa học công nghệ Dược Sài Gòn; GS.TS Trần Thành Đạo - Trưởng Khoa Dược; PGS.TS Vương Thị Ngọc Lan - Quyền Trưởng Khoa Y; PGS.TS Hoàng Đạo Bảo Trâm - Phó trưởng phòng, Phụ trách Phòng Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo thí; PGS.TS Ngô Quốc Đạt – Phó trưởng Khoa Y; TS Nguyễn Văn Lân – Phó trưởng Khoa Răng Hàm Mặt; PGS.TS Lê Minh Trí – Phó trưởng Khoa Dược.
Lê Huyền
Thủ khoa ĐH Y Dược TP.HCM là thí sinh duy nhất đạt điểm tuyệt đối
Thủ khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM là Nguyễn Lê Vũ với số điểm tuyệt đối ở ba môn Toán - Hóa - Sinh đều 10, tổng điểm xét tuyển 30.
">PGS Trần Diệp Tuấn thôi làm hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM
Nhận định, soi kèo Macarthur Rams vs South Coast Flame, 16h00 ngày 8/4: Lần đầu thực chiến
Vượt cửa tử, người vợ kể bi kịch bị chồng mưu sát chiếm tiền bảo hiểm
Wang Nan đã bị chồng mưu sát để chiếm đoạt tiền bảo hiểm.
">Giàn khoan hóa cầu lửa nuốt chửng cả trăm người giữa biển
Trong MV Đi đâu cũng được, Du Uyên thay đổi về phong cách âm nhạc mới lạ, độc đáo. Đây cũng là lần đầu nữ ca sĩ thể hiện khả năng vũ đạo quyến rũ trong sản phẩm âm nhạc của mình.
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện MV, Du Uyên bật mí Đi đâu cũng đượctừng có nhiều bản phối. Cuối cùng, một bức ảnh sinh nhật thuở nhỏ của Denis Đặng và Du Uyên đã gợi lên thông điệp khiến cả hai quyết định chọn nội dung kịch bản.
Cảnh Du Uyên cưỡi trâu gần như phải cắt bỏ vì không thể thuyết phục được chú trâu quay hình và bảo vệ an toàn cho nghệ sĩ. Nữ ca sĩ kiên nhẫn dành một tiếng đồng hồ bên cạnh “nói chuyện", làm quen để chú trâu hỗ trợ cho cô hoàn thành cảnh quay. Hình ảnh của MV được đầu tư chỉn chu, ngoài ra không thể thiếu bộ sưu tập toàn thời trang tái chế độc đáo. Mỗi bộ trang phục tái chế được thiết kế và đính kết phụ kiện tỉ mỉ, tạo nên sự hài hoà, tinh tế. Những thiết kế thời trang không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn thân thiện với môi trường, có tính ứng dụng đời sống và phong cách độc đáo.
Mọi bản phác hoạ vẽ tay, bản thô cho đến thành phẩm được stylist của Du Uyên hoàn thành chỉ trong vài tuần trước ngày quay. Sự làm việc ăn ý của ekip đã giúp những bộ trang phục cho Du Uyên trở nên đặc biệt. Với sự đầu tư chỉn chu và nghiêm túc với âm nhạc, Du Uyên đang thể hiện bản thân không ngại thử thách, tạo ra những sản âm nhạc chất lượng gửi đến khán giả .
MV 'Đi đâu cũng được' của Du Uyên:
Diệu Thu
">Thời trang tái chế độc đáo trong MV 'Đi đâu cũng được' của Du Uyên
Dù sở hữu bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau, 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều tích cực đón nhận làn sóng khoa học công nghệ mới. Thanh toán số hiện chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch tại Đông Nam Á trong năm nay. Những con số ấn tượng này là kết quả đến từ sự nỗ lực của cả hai khu vực công và tư tại các quốc gia Đông Nam Á.
Về khu vực tư nhân, có 3 dịch vụ chính đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Đông Nam Á, đó là ví điện tử, dịch vụ mua trước trả sau và thanh toán xuyên biên giới.
Hơn 70% dân số Đông Nam Á hiện chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được ngân hàng phục vụ. Mặc dù vậy, sự linh hoạt và khả năng tiếp cận mà ví điện tử mang lại đã giúp người dân nơi đây giải quyết vấn đề này.
Dịch vụ mua trước trả sau cũng ngày càng phổ biến ở các quốc gia trong khu vực. Tổng giá trị giao dịch của dịch vụ mua trước trả sau ở các quốc gia Đông Nam Á là 2,8 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ lên tới 12,6 tỷ USD vào năm 2026. Với giải pháp thanh toán xuyên biên giới, dịch vụ này cho phép người dân và doanh nghiệp trả tiền cho các dịch vụ quốc tế bằng ví điện tử của từng nước.
Ở khu vực công, chính phủ các nước Đông Nam Á đang đóng vai trò căn bản trong việc hình thành và phát triển nền kinh tế số. Tại Singapore, một điển hình của sáng kiến cấp chính phủ là Quick Response Code (SGQR), dịch vụ hợp nhất tất cả các loại hình thanh toán số dưới một mã QR chung.
Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2023 của Google, Temasek và Bain & Co đánh giá khu vực vượt qua mọi rào cản, cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế số hơn nữa bằng việc kết nối các hệ thống thanh toán thời gian thực với nhau. Điều này sẽ bắt đầu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Khi các vùng lãnh thổ khác làm theo, cả Đông Nam Á sẽ gặt hái lợi ích từ các giao dịch thanh toán tức thời, an toàn xuyên biên giới.
Các cuộc đàm phán Hiệp định khung Kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA) đã được khởi động tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN lần thứ 23, tổ chức ngày 3/9/2023tại Indonesia. Đây là công cụ ràng buộc pháp lý cấp khu vực đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế số.
Với Hiệp định DEFA, thương mại trực tuyến giữa các nước Đông Nam Á sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận tiện hơn khi ASEAN bắt đầu xây dựng khuôn khổ mới. Hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á cũng trở nên dễ dàng hơn qua việc cải thiện các quy định trong những lĩnh vực chính như thanh toán số.
Chia sẻ tại Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 10 tổ chức ngày 30/11/2023, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh cho biết, DEFA có thể thúc đẩy sự năng động và khả năng cạnh tranh của khu vực. Hiệp định này dự kiến đóng góp 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế số ASEAN vào năm 2030.
Bình luận về nền kinh tê số của khu vực ASEAN, ông Will Nankervis - Đại sứ Australia tại ASEAN cho hay, các nước ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức phát triển, sử dụng và quản lý công nghệ kỹ thuật số.
Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2023 của Google, Temasek và Bain & Co, doanh thu kinh tế số của khu vực Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm nay. Trong đó, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và đà tăng trưởng này sẽ duy trì tới năm 2025.
Nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán trên đà đạt 45 tỷ USD vào năm 2025 nhờ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. (Nguồn: Google, Temasek, Bain & Co) Nhận định về kinh tế số Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company cho rằng, mức độ tăng trưởng và tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong 2 năm tới của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Các lĩnh vực được dự báo sẽ phát triển và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam là vận tải thực phẩm (giao đồ ăn) và truyền thông trực tuyến.
Trong năm 2023, mảng dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 10%/năm, quy mô dự kiến khoảng 4 tỷ USD vào năm 2025. Với truyền thông trực tuyến, quy mô thị trường Việt Nam được dự báo ở vào khoảng 7 tỷ USD với mức tăng trưởng kép 15%/năm trong giai đoạn 2023-2025.
Việt Nam cũng là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á về dịch vụ thanh toán số trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng 19%. Điều này là do xu thế chuyển đổi không thể đảo ngược của hành vi mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến.
Với những con số thống kê hết sức tích cực, ông Marc Woo – Giám đốc điều hành, phụ trách thị trường Việt Nam của Google châu Á – Thái Bình Dương cho rằng: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng”. Đây có thể xem là bước đà vững chắc để Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung có sự bùng nổ về kinh tế số trong những năm tới đây.
Trên thực tế, có thể nhìn vào câu chuyện Việt Nam, nền kinh tế số được đánh giá năng động nhất Đông Nam Á để qua đó thấy được bức tranh chung về cả khu vực.
Để thúc đẩy kinh tế số, ngay từ năm 2019, Việt Nam đã khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam; Sáng tạo tại Việt Nam; Làm ra tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 4 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam – một trụ cột quan trọng của kinh tế số nhờ thế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Viet Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài đã chứng kiến mức tăng trưởng lên tới 43%. Việt Nam hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.
Nền tảng hậu cần GHTK APP của Công ty cổ phần Giao hàng tiết kiệm giành giải Vàng hạng mục Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho Kinh tế số. (Ảnh: Lê Anh Dũng) Slogan Make in Viet Namkể từ khi ra đời đã như một lời hiệu triệu, nhằm truyền tải định hướng của chính phủ Việt Nam về sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số.
Khi thực hiện chiến lược Make in Viet Nam, các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các bài toán lớn của đất nước, và từ đây đi ra toàn cầu. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Chính những sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam đã có tác động, ảnh hưởng lớn tới việc đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Tới đây, hàng chục nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đi vào từng ngành, từng lĩnh vực để sáng tạo ra các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây là cách mà Việt Nam lựa chọn để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng.
Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã và đang có những cách làm của riêng mình, mang màu sắc riêng để giải câu chuyện kinh tế số Việt Nam. Đó có lẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?”.
">Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?