您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Nhận định, soi kèo U21 Sheffield Wed vs U21 Hull City, 19h00 ngày 13/1: Kịch bản quen thuộc
NEWS2025-01-16 06:32:17【Thời sự】5人已围观
简介 Hư Vân - 13/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g lịch bóng đá giao hữulịch bóng đá giao hữu、、
很赞哦!(6494)
相关文章
- Nhận định, soi kèo U19 Nam Định vs U19 Viettel, 15h30 ngày 14/1: Tiếp tục vùi dập
- 'Đừng làm mẹ cáu' bất ngờ tăng số tập
- Người đàn ông kiếm tiền triệu mỗi ngày ở bãi biển Hồ Tràm
- NSƯT Thanh Kim Huệ tuổi 66 trẻ trung, sành điệu qua ống kính của chồng
- Nhận định, soi kèo Atletico San Luis vs Tigres UANL, 06h00 ngày 12/1: Khi hổ ly sơn
- Ford thu hồi hơn 600.000 xe bán tải, xe SUV vì cần gạt nước bị lỗi
- Đám cưới ngày mưa bão, cô dâu chú rể lội nước vào lễ đường
- Tọa đàm văn hóa đọc trong xu thế chuyển đổi số
- Nhận định, soi kèo Augsburg vs Stuttgart, 23h30 ngày 12/1: Thiên nga gẫy cánh
- Khai tử xe động cơ đốt trong: Xu hướng tất yếu
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01
LTS:Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa.
Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời bài hát Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ.
Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình.
Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kimcủa VietNamNetgóp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM.
Kỳ 1: Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Kỳ 2: Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài Gòn xưa
Kỳ 3: Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu
Kỳ 4: 5 đứa trẻ nhặt phế liệu và chuyện đau lòng nơi hẻm đường tàu Sài Gòn xưa
Hẻm 2 tên
Khu phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) có một hẻm mang 2 tên gọi khác nhau. Một đầu hẻm mang tên 104 Bùi Viện và đầu còn lại là 241 Phạm Ngũ Lão.
Con hẻm này được phân đôi bởi nút giao là một ngã tư ở giữa. Dựa trên sự phân chia tự nhiên đó, hẻm 104 Bùi Viện được tính từ nút giao đến đầu ngõ Bùi Viện và phần ngược lại thuộc hẻm 241 Phạm Ngũ Lão.
Từ những năm 1960, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão được người dân đô thị Sài Gòn xưa biết đến với tên gọi hẻm chợ chiều.
Chị Châu Mỹ Lệ (51 tuổi, ngụ phường Phạm Ngũ Lão) cho biết, hẻm chợ chiều hình thành từ thời ông bà của chị. Ông bà chị Lệ có quê gốc ở Trà Vinh, di tản về hẻm chợ chiều, sống chủ yếu nhờ nghề buôn bán.
Ngoài chị Lệ, bậc cao niên ở khu vực phố Tây khẳng định, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão từng nhộn nhịp người mua kẻ bán, đủ các mặt hàng như hàng ăn uống, thịt cá, rau củ tươi sống…
Ngày đó, con hẻm ngập nước, phải lót ván để đi. Dù nước ngập sâu nhưng các tiểu thương vẫn làm sàn, kê hàng bày bán đông đúc.
“Năm 1980, tôi khoảng 8 tuổi, có nghe cha tôi kể, dù chợ Bến Thành kế bên nhưng bà con thích mua hàng ở hẻm chợ chiều.
Ở đây, hàng hóa bán giá cả phải chăng, còn chợ Bến Thành chủ yếu phục vụ khách du lịch”, chị Mỹ Lệ chia sẻ.
Ngoài ra, hẻm chợ chiều còn một điểm đặc biệt hơn so với những con hẻm khác trong khu vực. Đó là xe tải chở nón lá ở Bình Định thường ghé hẻm để xuống hàng.
Khoảng 2-3h sáng, xe tải vào đến đường Phạm Ngũ Lão, bấm còi liên tục. Nghe tiếng còi báo hiệu, cư dân hẻm chợ thức giấc, những lao động sống bằng nghề vác nón thuê lật đật chạy ra.
Tiền công tính theo số cây nón nên nhiều người tranh thủ, giành nhau khuân vác. Thậm chí, một số còn hỏi dò nhà xe, ra đường Phạm Ngũ Lão đứng chờ cả đêm.
Lâu dần, nhu cầu tiêu dùng nón lá ở TP.HCM giảm xuống, rồi mất hẳn. Hẻm không còn những đêm thức trắng, đón những chuyến xe đầy ắp nón lá của xứ nẫu.
Tấm lòng hào sảng
Từ năm 1990, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tham quan nhiều hơn. Trong đó, Tây balo (du lịch bụi) đổ dồn về khu vực hẻm chợ chiều.
Cư dân hẻm đổi hướng làm ăn, dẹp sạp nghỉ bán, chuyển sang xây dựng khách sạn, quán bar… Hẻm chợ chiều ẩm thấp, ngập nước được cải tạo thành hẻm bê tông, nhà cửa, khách sạn mọc lên như nấm.
Lúc đó, chị Mỹ Lệ tạm nghỉ bán hàng ăn khoảng 1-2 năm, chuyển qua giao rượu bia cho các quán nhậu, bar…
“Đa số tiểu thương nghỉ bán do lớn tuổi hoặc chuyển hướng làm ăn. Hiện tại, hẻm chỉ còn tôi và chị bán bún riêu là người từng bán ở hẻm chợ chiều”, chị Lệ cho biết.
51 năm ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão và 27 năm bán hủ tiếu, hơn ai hết, chị Lệ gắn bó, chứng kiến những đổi thay từng ngày của con hẻm.
Lúc phố Tây hình thành, quán hủ tiếu của chị đông khách hơn, đặc biệt có nhiều thực khách nước ngoài. Mỗi sáng, du khách đổ ra hẻm ăn sáng rất đông đúc, đến trưa họ tỏa đi khắp nơi tham quan.
Đến tối, các hàng quán, bar ở mặt tiền đường Bùi Viện lên đèn hoạt động thì đời sống trong hẻm trở về trạng thái thưa vắng.
Trước dịch Covid-19, một số hộ dân mở dịch vụ giữ xe trong hẻm sâu. Khi dịch bệnh đi qua, phố Tây bớt sôi động, dịch vụ này cũng chết dần.
“Dù không náo nhiệt như trước nhưng vài người có nhà gần đường Bùi Viện vào hẻm ăn sáng, tâm sự với tôi là ngoài đó ồn ào, không ngủ được.
Một số quyết định cho thuê nhà, đến nơi khác sống. Họ tiết lộ tiền đặt cọc thuê nhà trong vài năm đủ để mua một căn nhà nhỏ ở chỗ khác”, chị Mỹ Lệ thông tin.
Theo người dân phố Tây, ở đây rất dễ sống và làm ăn có phần thuận lợi hơn những nơi khác. Dù ở khu trung tâm của TP.HCM lại pha tạp lối sống của khách nước ngoài nhưng bà con sống trọng nghĩa tình.
Gần 30 năm mở quán hủ tiếu, chị Lệ không phải trả một đồng tiền thuê mặt bằng. Đó là chuyện hiếm trong thời buổi tấc đất tấc vàng.
“Nếu không có nghĩa tình, hàng xóm không thương thì tôi đâu được buôn bán cho đến bây giờ”, chị Lệ nói.
Ngoài chị Lệ, những hộ dân khác khẳng định cư dân của hẻm rất đoàn kết. Đặc biệt, tổ trưởng ở đây rất quan tâm, vận động bà con tương trợ lẫn nhau. Người có thu nhập rủng rỉnh thường hỗ trợ, góp tiền giúp các lao động tạm trú, neo đơn.
Đợt đỉnh dịch Covid-19, bà con chia nhau từng bó rau, con cá, ký gạo… Nghe hàng xóm bệnh, họ nhắn tin, gọi điện hỏi han, động viên.
Quý cái tình của cư dân, nhiều khách Tây quyết định thuê trọ, tìm việc làm bám trụ lâu dài ở hẻm. Hàng ngày, họ hỏi han hàng xóm, ngồi cà phê vỉa hè, ăn hủ tiếu, bún riêu…
Giữa đô thị sôi động, nhịp đời ở hẻm chầm chậm trôi qua, cả chủ lẫn khách đều cảm nhận được nghĩa tình bền chặt.
Dân 'hẻm Bố Già': Người đàng hoàng mới vào được đây quay phim
'Dân ở đây hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim', người dân sinh sống tại cù lao Nguyễn Kiệu, nơi diễn ra bối cảnh chính phim Bố già nói.
">Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiền
Echazarreta chia sẻ với CNN rằng cô đã trải nghiệm hiệu ứng tổng quan đó "theo cách của riêng tôi".
"Nhìn xuống và thấy mọi người ở dưới đó, tất cả quá khứ của chúng ta, tất cả những sai lầm của chúng ta, tất cả những trở ngại của chúng ta, mọi thứ, mọi thứ đều ở đó", cô nói.
"Và điều duy nhất tôi có thể nghĩ đến khi trở lại Trái Đất là tôi cần mọi người nhìn thấy những thứ này. Tôi cần người Mỹ Latin nhìn thấy điều này. Và tôi nghĩ việc đó sẽ giúp củng cố sứ mệnh của tôi là tiếp tục thu hút phụ nữ nói chung và người da màu bay vào không gian, làm bất cứ điều gì họ muốn".
Echazarreta là phụ nữ gốc Mexico đầu tiên và là người Mexico thứ hai sau Rodolfo Neri Vela du hành vào vũ trụ.
Cô chuyển đến Mỹ cùng gia đình năm 7 tuổi. Cô nhớ mình từng bị choáng ngợp khi đến nơi ở mới, nơi cô không nói được ngôn ngữ này. Một giáo viên đã cảnh báo cô có thể bị tụt lại.
"Nó thực sự tiếp thêm sức mạnh cho tôi. Kể từ đó, từ khi học lớp ba, tôi đã đứng lên và không dừng lại" - Echazarreta nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn trên Instagram.
Năm 17-18 tuổi, Echazarreta cho biết cô cũng là trụ cột chính của gia đình bằng số tiền lương làm việc cho McDonald.
“Đôi khi, tôi làm đến 4 công việc cùng một lúc, chỉ để cố gắng vượt qua những năm đại học vì nó thực sự quan trọng đối với tôi” - cô nói.
Hiện tại, Echazarreta đang học thạc sĩ cơ khí tại Đại học Johns Hopkins. Trước đây, cô đã từng làm việc tại Phòng thí nghiệm Lực đẩy Phản lực (JPL) nổi tiếng của NASA ở California. Cô ấy cũng tự hào khi có hơn 330.000 người theo dõi trên TikTok, là người sáng lập một chuỗi kênh YouTube nói về khoa học và là người dẫn chương trình cuối tuần "Mission Unstoppable" của đài CBS.
Tổ chức Space for Humanity được thành lập vào năm 2017 bởi Dylan Taylor, một nhà đầu tư không gian gần đây cũng đã tham gia một chuyến bay vào vũ trụ của Blue Origin. Tổ chức cho biết đã chọn Echazarreta vì những đóng góp ấn tượng của cô.
Echazarreta nói rằng cô có động lực để trở thành người của công chúng sau khi làm việc tại JPL nhưng không gặp những kỹ sư khác giống như mình.
"Có rất nhiều người trên thế giới này mơ về những điều giống như tôi đã mơ. Vậy mà tôi không thấy họ ở đây. Vậy điều gì đang xảy ra?" - cô đặt câu hỏi.
"Việc tôi đã đến được đây là chưa đủ. Tôi cần giúp đưa những người khác cũng làm được như mình".
Đăng Dương(Theo CNN)
">
Cô gái nghèo nuôi cả gia đình được bay vào vũ trụ
Chiếc Toyota Land Cruiser đời 2001 biển xanh thanh lý giá "bèo" Hay mới đây nhất vào giữa tháng 4, Vụ Tổ chức - Hành chính (Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT) thông báo bán 2 chiếc xe cũng thuộc “hàng chất chơi” nhưng giá “mềm”, đó là Nissan Patrol giá khởi điểm 100 triệu đồng và Honda Accord giá 50 triệu đồng.
Thông thường theo quy định, ô tô công sẽ được bán thanh lý với điều kiện đã sử dụng trên 15 năm, hoặc đi được 250.000km (khu vực miền núi là 200.000km), hoặc hư hỏng không thể khắc phục.
Thế nhưng có những chiếc nhìn bề ngoài vẫn còn “nuột nà” không khác gì xe trong dân mà giá lại rẻ bằng 1/3. Đó là trường hợp của chiếc Mitsubishi Lancer đời 2005 của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Hòa Bình, đang được đấu giá trong tháng 5 với giá từ 55 triệu đồng.
Như vậy, với số tiền chỉ từ vài chục đến 100 triệu đồng, người mua theo lý thuyết đã lời nguyên chiếc xe nếu so với giá thị trường. Theo quy định Bộ Tài chính, phí trước bạ đối với ô tô mua mới dưới 10 chỗ là 12% giá trị xe; riêng xe ô tô cũ thuế trước bạ là 2% giá trị xe đã khấu hao. Dựa vào Thông tư 301/2016/TT-BTC, giá trị của xe trên 10 năm tuổi xuống chỉ còn 20%, nên so với mua xe mới, người mua xe công thanh lý sẽ tiết kiệm khoản lớn.
Nhưng liệu xe công thanh lý có thực sự là món hời?
Người ham ôm cục nợ, thợ thuyền còn tránh xa
Năm 2019, anh Nguyễn Quang Tú (Láng, Hà Nội) rước về nhà chiếc Kia Pride đời 1995 vẫn còn biển xanh. Đây là chiếc xe anh mua lại của một người bạn, giá chỉ 35 triệu đồng. Vì qua tay quá nhiều chủ nên đến mình, anh Tú chỉ biết nó từng phục vụ trong một viện khoa học nhờ tấm “cà vẹt”.
Hí hửng có chiếc xe nổi tiếng bền bỉ để đi lại tránh mưa gió, nhưng so với những chiếc Kia Pride trong hội “biển trắng” mà anh Tú tham gia trên mạng, nó “vặt” khá nhiều tiền mà chưa đâu vào đâu. Lúc lấy về, anh Tú đã phải đi vá lại khung gầm bị mọt và hoen rỉ, rồi lần lượt thay sửa từ hộp số, trục láp, máy phát, két nước,...hết loanh quanh nhẩm đếm đã tròm trèm 40 triệu đồng. Đã vậy xe còn tốn xăng và liên tục đòi...nằm đường!.
Giống anh Tú, anh Lương Xuân Trường (Gia Lâm, Hà Nội) kiếm được “hàng hiếm” là chiếc Lada Niva của Liên Xô cũ, sản xuất năm 1986, biển xanh ngoại tỉnh nên giá rất “bèo”, chỉ 20 triệu đồng. Anh Trường vung tay “độ” ngoại hình cho chiếc SUV cũ này rất hầm hố với số tiền ném vào cũng lên tới 30 triệu đồng. Thế nhưng chiếc xe từ lúc hoàn thiện ngoại thất vẫn vứt xó...cả năm, chỉ vì phần điện và động cơ, mãi không tìm được “thầy” khắc phục. Giờ anh Trường nhẩm tính không biết bán đồng nát có được cái giá như lúc mua về hay không?
Thực tế, những người am hiểu về ô tô cũ như dân buôn hay giới chơi xe lâu năm, không mấy ai mặn mà với xe công thanh lý.
Anh Phạm Mạnh Hùng (Ba Đình, Hà Nội), người có kinh nghiệm gần 30 năm chơi xe địa hình cho biết rất yêu thích dòng Toyota Land Cruiser nhưng nếu có nghe ngóng thấy nơi này, nơi kia bán thanh lý xe biển xanh anh cũng không ham tìm hiểu.
“Xe do cá nhân sử dụng thường được bảo hành bảo dưỡng đầy đủ, thay thế linh kiện định kỳ, biết giữ xe, thì kể cả có 15, 20 tuổi nó vẫn có giá trị. Nhưng với xe công lại là câu chuyện khác. Nó không thể được chăm sóc, yêu quý như xe cá nhân. Câu chuyện cha chung không ai khóc, để đến mức hỏng không sửa được mới thanh lý thì mình tốn một đống tiền đi khắc phục cũng chưa chắc ngon ăn”, anh Hùng nêu quan điểm.
Nói về chất lượng xe công nhiều tuổi, anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ xưởng sửa chữa ô tô Trọng Nhân (quận Hai Bà Trưng Hà Nội) thừa nhận một thực tế là rất ít chiếc nào...còn “zin” sau từng ấy năm phục vụ. Anh Nhân nói: “Tôi từng sửa nhiều xe mà hệ thống điện đã bị thay đổi theo kiểu chế cháo chạy tạm, đồ phụ tùng cũng không phải loại tốt. Mà nhiều xe phát hiện mới có dấu hiệu sắp hư hỏng một bộ phận nào đó nhưng lái xe bảo cứ từ từ, chạy tiếp vì chưa được duyệt thay thế. Lâu dần đến lúc hỏng nặng có khi họ cũng...kệ, vì có thể nhờ thế mà họ sẽ được đổi xe mới, lái nhàn hơn”.
Một dân buôn xe lâu năm tại đường Phạm Hùng (Hà Nội) cho hay, trong danh mục buôn bán của mình không bao giờ có tên “xe biển xanh”. Người này nói, buôn loại xe này chẳng lời lãi được bằng xe dân bán, vì phải mất công đi lại làm giấy tờ thủ tục vô cùng vất vả, hơn nữa xe ngon đã chẳng đến tay, mà mua hàng “đồng nát” về chẳng khác nào ôm “cục nợ”.
Với sản lượng thị trường ô tô Việt Nam hiện nay đã tiêu thụ lên tới 300 ngàn – 400 ngàn xe/ năm thì nguồn cung xe cũ cũng tạo nên sự khác biệt so với cách đây 10, 20 năm. Người dân và dân buôn xe khi có thêm nguồn lựa chọn xe khá dồi dào, đã tạo thêm áp lực cho những chiếc xe biển xanh không còn được săn đón như trước. Vì vậy không quá bất ngờ khi có những chiếc xe đã qua 3, 4 đợt thông báo thanh lý mà cơ quan chủ quản vẫn chưa “rũ bỏ” được, dù giá rẻ bèo.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Vỡ mộng với ô tô công thanh lý giá bèoChiếc Toyota Land Cruiser đời 2001 được thông báo thanh lý bán đấu giá với số tiền chỉ từ 73,4 triệu đồng, nhưng nhiều người tìm mua đã phải bỏ cuộc khi nhìn thấy hình ảnh thực tế."> Mua xe thanh lý giá bèo, tưởng được món hơi hoá ra ôm cục nợ
Nhận định, soi kèo Brentford vs Plymouth Argyle, 22h00 ngày 11/1: Dưỡng sức
- Khai tử xe động cơ đốt trong: Thách thức và cơ hội". Trân trọng mời quý độc giả, người dùng xe, các doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu tham gia gửi bài viết tới email: [email protected]. Các bài viết sẽ được đăng tải và bình chọn bởi độc giả. Bài viết tốt nhất sẽ nhận được phần quà hấp dẫn từ ban Ô tô - xe máy.
Dưới đây là bài viết của tác giả Phúc Lai (Hà Nội):
Nhanh chóng, quyết định này nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận nói chung, đặc biệt là với những người cuộc sống và niềm vui gắn liền với… ô tô động cơ đốt trong.
Khi theo dõi mấy diễn đàn về ô tô, tôi để ý thấy không thiếu những ý kiến khá bi quan về việc sẽ đến ngày khai tử ô tô chạy động cơ đốt trong, đồng nghĩa với việc khai tử một số ngành nghề liên quan đến ô tô.
Thực sự là một quyết định như Quyết định số 876/QĐ-TTg rất cần được truyền bá rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của rất nhiều người, gia đình và tổ chức kinh tế, doanh nghiệp… Rất nhiều kế hoạch đầu tư kinh doanh cần phải được tính toán cụ thể theo từng mốc thời gian trong lộ trình mà quyết định đưa ra.
Vậy lộ trình này cụ thể sẽ được hình dung như thế nào?
Đầu tiên, chúng ta có hơn 7 năm (2022 đến 2030) để “thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.”
Tiếp theo, chúng ta có 10 năm, (từ 2031 đến 2040) để "từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng trong nước.”
Cũng vẫn trong giai đoạn thứ hai này, có 10 năm nối tiếp nữa từ 2041 đến 2050 là “100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.”
Chương trình hành động đưa ra một lộ trình khá cụ thể, và nếu đọc những giai đoạn được xác định khá rõ ràng trên đây thì chúng ta thấy trước mắt với những cá nhân và gia đình đã mua sắm xe ô tô cá nhân, hoàn toàn có thể yên tâm được với chiếc xe của mình.
Chỉ có điều là trong 7 năm tới, không rõ theo lộ trình này thì việc “mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” sẽ như thế nào, những loại xe nào có thể chạy tốt với xăng E5 đã phối trộn, những loại nào thì không và giải pháp kỹ thuật sẽ ra sao.
Cũng trong giai đoạn này các hãng xe nếu đưa ra thị trường những loại xe mới cũng sẽ cần phải đáp ứng được yêu cầu là chạy tốt với xăng E5 mà không có ảnh hưởng gì về kỹ thuật cũng như độ bền của động cơ.
Thực chất, giai đoạn đầu này có thể được mở rộng kết nối cả với nửa đầu của giai đoạn hai là 17 năm, vì nửa đầu của giai đoạn hai thì động cơ đốt trong cũng chưa bị hoàn toàn dừng hẳn, mà là quá trình “từng bước hạn chế tiến tới dừng...”.
Ở mức độ vĩ mô của tầm Chính phủ, không thể yêu cầu một lộ trình cụ thể hơn do đó chắc chắn người dân sẽ mong chờ ở hai bộ Công Thương và Giao thông vận tải cho ra được một chương trình với các mốc thời gian cụ thể, nhưng chúng ta cũng có thể yên tâm được là nếu có dừng thì cũng phải là ở năm cuối cùng, năm thứ 17 của giai đoạn.
Đồng thời chúng ta cũng cần phải hình dung được rằng từ đó trở đi, việc “100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh” cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc khai tử động cơ đốt trong vì biết đâu từ nay đến lúc đó người ta đã phát mình ra công nghệ động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu xanh rồi thì sao – như động cơ Hidro đầy hứa hẹn bây giờ vậy.
Điều mà người dân băn khoăn nhiều nhất (từ góc độ cá nhân) thường là từ những người vẫn đang dành nhiều tình cảm cho xe cá nhân và gia đình, thậm chí cả xe ô tô cho doanh nghiệp dùng động cơ đốt trong dùng nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
Dù sao thì công nghệ động cơ đốt trong cũng có lịch sử phát triển hơn 100 năm và đã chứng minh được độ tin cậy, trong khi các loại động cơ khác, đặc biệt là xe điện còn nhiều điều chưa rõ ràng.
Khi hỏi một số người “yêu xăng quý dầu” thì câu trả lời tôi nhận được nhiều nhất, là “mua ô tô chủ yếu để đi xa, mà mua xe điện thì kẹt quá cái khâu sạc pin cho nó.” Ý của họ rất đúng: thời gian để sạc pin lên đến một mức nào đó vẫn còn là lâu so với thời gian cần để đổ đầy một bình xăng, và cây xăng thì dù sao cũng dễ tìm hơn là trạm sạc điện.
Dự liệu trước những vấn đề này, Quyết định 876 đã yêu cầu lộ trình xây dựng các trạm sạc điện và điều chắc chắn là khi cụ thể hóa quyết định, các bộ liên quan sẽ đưa ra yêu cầu về việc chuẩn hóa cho các trạm sạc pin để sao cho chúng có thể phục vụ cho xe của tất cả các hãng.
Tuy nhiên, theo cá nhân tôi thì lộ trình 17 năm là quá đủ kể cả cho những người… 7 năm nữa mới mua xe và vẫn mua xe động cơ đốt trong, vì bây giờ mấy ai đi được một chiếc xe lâu quá 10 năm, riêng việc đưa một chiếc xe nhiều tuổi đi khám lưu hành (đăng kiểm) liên tục cũng đã quá vất vả. Điều duy nhất cần cân nhắc chính là việc mua chiếc xe chỉ để đi 5 năm và bán đi với thông tin cho người mua xe cũ rằng họ chỉ dùng nhiều nhất được 5 năm nữa, hao mòn vô hình với tài sản này lúc đó sẽ là rất lớn, nói nôm na là… mất giá.
Riêng về vấn đề sạc pin cho ô tô điện vào thời điểm khoảng 10 năm nữa, rồi 17 đến 20 năm nữa thì cá nhân tôi thấy không đáng lo, vì nếu định luật Moore đã đúng trong hầu hết tất cả các đồ công nghệ, thì nó cũng sẽ đúng với động cơ điện và nhất là công nghệ pin sạc.
Hiện nay định luật Moore ngày càng biến đổi theo hướng nhanh hơn “sức mạnh của thiết bị sẽ tăng gấp đôi trong khi giá thành của nó giảm một nửa sau mỗi 18 tháng.”
Tôi thì tin trong tương lai, thời gian này còn giảm xuống đến cỡ một năm. 20 năm trước, không ai trong số chúng ta nghĩ đến ngày không phải dùng “pin ngu” Niken nữa mà được dùng pin Lithium, rồi Lithium-ion và bây giờ là Lithium-polimer… Pin, ắc-quy ngày càng nhẹ đi, sạc nhanh hơn và dung lượng cũng lớn hơn…
Và chúng ta cũng hoàn toàn có thể tin được vào tương lai của các tấm pin mặt trời cho phép chạy xe vài tiếng ban ngày mà đủ năng lượng cho chạy cả đêm lẫn ngày, không cần sạc điện hoặc sạc bổ sung rất ít.
Vì thế theo tôi chúng ta không nên quá lo lắng, vì về mặt vĩ mô Quyết định 876 cũng đã định hình cho vai trò của các loại hình giao thông vận tải khác, trong đó có đường sắt và đường bộ cao tốc kết hợp với các trạm sạc điện.
Nếu ai đó đã sang Liên bang Nga sẽ thấy họ không có đường sắt cao tốc, nhưng đường sắt khổ lớn thì rất phát triển và hiện nay việc ưu tiên cho đường sắt dùng đầu tàu chạy điện chiếm ưu thế.
Mô hình này không chỉ có lợi cho môi trường, mà giúp giảm rất nhiều chi phí, giá thành vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt: sự ra đời của những động cơ điện một chiều công suất rất lớn, khỏe hơn và hiệu suất cao hơn động cơ diesel, dễ bảo dưỡng sửa chữa, kết cấu đầu máy đơn giản.
Khi một hệ thống đường sắt chạy điện được phát triển đúng mức, sẽ giảm tải cho đường bộ và sẽ không cần quá nhiều xe tải siêu trường siêu trọng cho những hàng hóa quá khổ nữa. Đồng thời khi giao thông công cộng phát triển thích đáng, lại giảm nhu cầu đi lại bằng xe cá nhân của người dân.
Thật ra, nếu nhìn lại thì không phải đến nay Nhà nước ta mới có văn bản cụ thể về ưu tiên phát triển năng lượng xanh, mà từ năm 2015 Chính phủ đã ban hành Quyết định 2068/QĐ-TTg (2015) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó quy định rõ “miễn thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa dùng để phát triển năng lượng tái tạo”.
Quyết định này đã tạo tiền đề cho việc ra đời của những dự án năng lượng xanh trong thời gian qua, và bây giờ là Quyết định 876 là trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cái gì thì cũng phải đến lúc của nó, phải nên được thi hành. Việt Nam dù chậm trong rất nhiều lĩnh vực, nhưng cũng sẽ có những lĩnh vực không thể đứng ngoài. Môi trường bị xuống cấp, tàn phá là việc không của riêng nước nào, và chúng ta cũng không được phép đứng ngoài cuộc.
Ngoài các ưu điểm về bảo vệ môi trường, thì điện là cách truyền tải năng lượng đi xa hoàn hảo nhất cho đến giờ phút này mà con người có trong tay.
Mỗi cá nhân chúng ta cũng nên nghĩ rằng để có những phút giây ngắm ruộng bậc thang trên Mù Cang Chải, thì xe của chúng ta phải mua xăng và cái xe téc đã tốn bao nhiêu xăng dầu để chở xăng lên đó bán cho khách hàng. Nếu như cứ mãi quay lưng với năng lượng xanh, thì chúng ta cũng sẽ mãi mãi nhỡ tàu với “chuyến tàu môi trường” mà dần dần, cả thế giới sẽ khởi hành trên nó.
Phúc Lai
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khai tử xe động cơ đốt trong: Trăm mối lo lớnĐến năm 2050, 100% các loại ô tô, xe máy ở Việt Nam phải chuyển sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong sẽ được đón nhận và thực hiện như thế nào? VietNamNet mở diễn đàn bàn về vấn đề này."> Khai tử xe động cơ đốt trong: Có nên bi quan?
5 cô bé sinh năm nhà Dionne. Đó là cái sân chơi giống như bao sân chơi khác, nếu bạn bỏ qua hàng rào dây thép gai và những tấm biển kỳ quái:
‘Làm ơn giữ im lặng’
‘Không chụp ảnh bọn trẻ’
Những đứa trẻ được nhắc đến trong tấm biển là chị em sinh năm nhà Dionne (ở Ontario, Canada) nổi tiếng thế giới thời điểm đó. Họ là cặp sinh năm đầu tiên trên thế giới có thể sống sót qua những năm đầu đời.
4 lần một ngày, 5 bé gái lại lạch bạch kéo nhau vào chiếc sân chơi này để chơi trò xúc cát hoặc đùa nghịch ở bể bơi trong khi hàng ngàn cặp mắt đang dán vào chúng.
Sự sinh ra của 5 cô bé được so sánh với sự xuất hiện của ban nhạc The Beatles ở Mỹ 30 năm sau. Sân chơi ‘trưng bày’ 5 chị em được mở cửa cho công chúng vào năm 1936.
Họ gọi nơi này là ‘quint-mania’ - một địa danh phải mất vé vào cổng. Chỉ trong khoảng vài năm, ước tính đã có khoảng 3 triệu khách tới thăm nơi này. Bác sĩ riêng của 5 chị em còn gọi họ là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
‘Cảm ơn Chúa đã cho tôi sống tới ngày hôm nay để chứng kiến điều này’ - một người phụ nữ tới từ Maryland (Mỹ) đã chia sẻ với phóng viên như vậy vào năm 1936.
‘Chúng tôi đã lái xe 590 dặm để thấy điều này. Nhưng nó thật đáng công sức’ - người phụ nữ lớn tuổi nói thêm.
5 chị em nhà Dionne gồm: Yvonne, Annette, Cécile, Émilie và Marie được chính quyền Ontario tiếp quản quyền giám hộ nhằm giúp họ tránh bị lạm dụng. Nhưng chính quyền tiếp tục khai thác đám trẻ bằng cách đưa chúng vào một 'sở thú' dành cho con người.
Tuy nhiên, thời gian chúng bị giam lỏng trong ‘nhà tù’ của chính quyền vẫn là quãng thời gian ‘hạnh phúc nhất, ít phức tạp nhất trong cuộc đời chúng tôi’.
Bà Elzire Dionne - mẹ của 5 bé gái Trước khi 5 đứa trẻ được sinh ra, gia đình Dionne rất túng quẫn. Oliva Dionne nuôi cả gia đình 8 người bằng công việc chuyên chở sỏi đá với số tiền công 4 đô la/ ngày trong suốt cuộc Đại Khủng hoảng.
Ngày 28/5/1934, vợ ông – Elzire có dấu hiệu chuyển dạ sớm 2 tháng. Trước khi bác sĩ đến, bà đã sinh ra đứa trẻ đầu tiên chỉ nặng 1,35kg. Đầu cô bé chỉ to bằng một quả cam, toàn bộ cơ thể có thể nằm gọn trong lòng bàn tay một người lớn. Cô bé gần như không thở được.
Đứa thứ 2 còn nhỏ hơn đứa đầu tiên. Rồi cứ thế, đứa trẻ thứ 5 ra đời, càng lúc càng nhỏ hơn.
Marie - đứa cuối cùng chào đời - chỉ nặng khoảng 1kg. Tổng thể, cả 5 đứa nặng gần 6kg.
‘Tôi sẽ làm gì với tất cả chúng đây?’ - bà Elzire la lên khi nhìn thấy các con mình.
Sống sót có vẻ là một thứ xa xỉ với 5 đứa trẻ lúc ấy, vì cặp sinh năm duy nhất trên thế giới trước đó đã qua đời chỉ trong 55 ngày sau khi sinh ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào năm 1866.
Bọn trẻ không chỉ có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp mà điều kiện trong trang trại nơi chúng sinh ra còn vô cùng thiếu thốn - không có điện, lò sưởi hay điện thoại. Hình dáng của 5 đứa trẻ được miêu tả trông giống như nửa người nửa nhện với những cái chân như que củi.
Một bác sĩ địa phương là Allan Roy Dafoe - người có mặt lúc bọn trẻ được sinh ra - đã thuê các y tá làm nhiệm vụ khó khăn không tưởng là giữ cho bọn trẻ còn sống bằng cách khử trùng trang trại, thay tã, giữ ấm bằng một chai nước nóng xoay tròn và cho chúng ăn 2 giờ một lần bằng cách nhỏ giọt sữa.
Bác sĩ Allan Roy Dafoe - người có nhiều ảnh hưởng tới cuộc đời 5 cô bé. Bà mẹ Elzire lúc này đang hồi phục sau sinh, được chuyển đến một phòng riêng. Gia đình đã cắt một ô cửa sổ trên tường để bà có thể quan sát các con từ giường của mình.
Trong khi đó, thế giới ngoài kia bắt đầu xáo động. Đám phóng viên kéo về thị trấn nhỏ. Họ cắm trại bên ngoài trang trại để theo dõi từng động tĩnh của 5 đứa trẻ.
Khách du lịch lũ lượt kéo đến, làm tắc nghẽn con đường một chiều. Hàng xóm nhà Dionne nhân cơ hội này dựng những quầy hàng bán xúc xích. Ngay cả ông bố Oliva sau đó cũng dựng một quầy hàng bán bút tích của mình.
Một cặp đôi người Mỹ đề nghị trả hàng ngàn đô la cho chiếc giường mà các em bé được sinh ra. Một người thậm chí còn cố đột nhập vào ngôi nhà. Sự điên cuồng của dư luận còn được đặt tên là ‘bệnh sinh năm’.
Cuối cùng, một nhà triển lãm ở Hội chợ Thế giới Chicago đã thuyết phục Oliva ký hợp đồng đưa các con của mình ra trưng bày. Đổi lại, họ sẽ trả toàn bộ chi phí y tế, nhà ở, ăn uống cộng thêm 250 đô la/ tuần ngoài khoản hỗ trợ thêm từ tiền vé.
Nghèo khó và tuyệt vọng, ông đồng ý ký hợp đồng trao quyền nuôi dưỡng 5 con gái cho Hội Chữ thập đỏ - cơ quan hứa sẽ bảo vệ chúng trước mọi sự lạm dụng.
Hội Chữ thập đỏ cũng xây cho 5 bé gái một chỗ ở an toàn và đảm bảo vệ sinh. Công chúng quyên góp mọi thứ, từ gỗ xẻ cho tới quần áo cho các bé gái.
Bác sĩ Dafoe đã thiết kế bệnh viện như một ốc đảo tí hon. Mỗi món đồ nội thất đều được thiết kế nhỏ tương ứng với kích thước của 5 đứa trẻ.
Bà Elzire được tặng hoa nhân 'Ngày của mẹ' ‘Chúng tôi có mọi thứ mà chúng tôi muốn, mọi thứ trong giới hạn hiểu biết và trí tưởng tượng của chúng tôi’ – các chị em nhà Dionne viết trong cuốn hồi ký năm 1965 có tên ‘We Were Five’.
‘Trong ngôi nhà của 5 đứa, chúng tôi được đối xử như những nàng công chúa. Chúng tôi là nguyên nhân và là trung tâm của mọi hoạt động’.
Trong khi đó, bố mẹ họ là bà Elzire và ông Oliva cảm thấy mình chưa bao giờ được chào đón. Các y tá theo dõi mọi hành động của họ. Họ không được phép ở một mình với các con. Các bé gái được dạy tiếng Anh, trong khi bố mẹ chúng nói tiếng Pháp.
Sự chia cắt với bố mẹ trở thành chính thức vào năm 1935 khi các bé gái được bảo hộ bởi chính quyền Ontario. Điều này có nghĩa là chúng sẽ thuộc sở hữu của chính quyền cho tới năm 18 tuổi.
Hội Chữ thập đỏ lập một quỹ cho các bé gái. Các tờ báo chi hàng ngàn đô la vào quỹ để nhận được những bức ảnh của họ. Các công ty trả tiền để được phép in hình ảnh của họ trên các gói hàng của mình. Lương của bác sĩ Dafoe và các nhân viên trong bệnh viện đều được trả bằng tiền từ đây.
Bây giờ, 5 chị em đã nằm dưới sự giám hộ của chính phủ và bác sĩ Dafoe hoàn toàn có thể thực hiện thử nghiệm của mình. Mục tiêu của ông là tạo ra một tiêu chuẩn vàng về chăm sóc trẻ em. Trong đó, thói quen sẽ là ‘vua’.
Buổi sáng của bọn trẻ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút, tráng miệng bằng nước cam và dầu gan cá. Các y tá được yêu cầu không thể hiện sự thiên vị hay tình cảm với bọn trẻ.
Mặc dù họ vẫn mỉm cười, nhưng kỷ luật được coi là tuyệt đối. Nếu các bé gái có thói quen đặt tay vào trong tã khi ngủ thì tay chúng sẽ bị buộc vào các thanh cũi.
Những buổi trưng bày vẫn được tiếp tục tổ chức 4 lần/ ngày - trước và sau giờ ngủ buổi sáng, trước và sau giờ ngủ buổi chiều.
Nếu một đứa không khoẻ, các y tá sẽ bí mật mang một đứa khác ra 2 lần để đảm bảo người xem tin rằng họ đã nhìn thấy tận mắt 5 đứa trẻ.
Đôi khi chúng bị đẩy ra sân chơi khi thời tiết xấu hoặc khi bị ốm.
Mẹ chúng thường phải chen qua đám đông để nhìn thấy con mình. ‘Chúng thuộc về họ, không phải của chúng tôi’ - bà Elzire nói.
5 cô gái được đối xử như những nàng công chúa trong thời thơ ấu nhưng lại bị chính bố mẹ lạm dụng khi về sống chung nhà. Mặc dù các du khách được thông báo rằng bọn trẻ không nhìn thấy và không thấy phiền về đám đông, nhưng đó không phải sự thật.
2 y tá từng ghi chú rằng: ‘Hằng ngày, bọn trẻ chạy đến chỗ người lớn và kêu lên về những người đang nhìn chúng. Rất nhiều lần chúng sợ hãi, giấu mình và không chịu ra chơi’. Chúng cũng thường xuyên gặp ác mộng.
Có lẽ vì môi trường khắc nghiệt nên không có y tá nào làm ở đây nhiều hơn 3 năm.
Đến năm 1943, ông Oliva đệ đơn kiện bác sĩ Dafoe vì vấn đề liên quan đến lợi nhuận trong câu chuyện 5 đứa trẻ. Cùng lúc đó, bà Elzire dụ dỗ các con bằng việc chê bai bệnh viện. Họ cũng lôi kéo được sự đồng cảm với gia đình mình trong các cuộc phỏng vấn với báo chí. Nhờ những nỗ lực đó, họ giành lại được các con.
Nhưng đó không phải là một cuộc hội ngộ có hậu. Gia đình Dionne lúc đó đã kiếm được rất nhiều tiền từ câu chuyện và chuyển tới một ngôi nhà lớn hơn nhiều.
Các cô bé - lúc này đã 9 tuổi thì chẳng biết gì về cuộc sống xung quanh. Các anh chị em bình thường của chúng do đã bị tách biệt từ lâu bỗng trở thành người xa lạ. Lần đầu tiên, chúng không được ngủ chung phòng. Đó là điều không thể tưởng tượng được đối với bọn trẻ - những người có mối liên kết sâu sắc từ những biểu hiện như đói, khát…
Bà Elzire bắt chúng làm việc nhà và phạt chúng khi không làm tốt. Bà ta sử dụng những lời lăng mạ và tát vào mặt bọn trẻ để thể hiện sự thất vọng của mình.
‘Y tá có bảo mày làm việc đó không? Nếu tao nuôi mày thì mày sẽ phải là đứa trẻ bình thường như những người khác’ - bà nói.
‘Họ không đối xử với chúng tôi như những đứa trẻ’ - Annette chia sẻ với tờ The New York Times vào năm 2017. ‘Chúng tôi là người hầu, là nô lệ của họ. Đó không phải cách đối xử với con người’.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc trong chính nhà mình, nhưng ra ngoài họ vẫn là người nổi tiếng. Mỗi lần đi xem phim, họ đều có cảnh sát hộ tống.
Cuối cùng, ông Oliva bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt tới các con gái. Ông ta cho chúng kẹo, vào phòng ngủ của chúng vào ban đêm.
‘Ông ấy đặt ngón tay vào trong áo của tôi. Lúc ấy tôi 13 tuổi’ - Annette chia sẻ với nhà báo Ellie Tesher vào năm 1999 trong cuốn tiểu sử ‘Nhà Dionne’.
‘Tôi như đóng băng lại và không thể nói gì’.
Để giấu cơ thể mình trước sự lấn tới của ông bố, cô bắt đầu mặc áo cao cổ.
Cecile nhớ lại việc tìm thấy Emilie trong tầng hầm, tay ôm đầu gối sát ngực. Emilie không nói chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi Cecile hỏi ‘bố à?’, cô bé đã khóc nức nở xác nhận điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Cuối cùng, năm 18 tuổi, họ thoát khỏi ngôi nhà khi đi học ở Quebec. Emilie sau đó đã bỏ trường, chống lại mong muốn của cha mẹ và vào tu viện sống. 2 năm sau, cô qua đời vì chứng động kinh ở tuổi 20.
Annette và Cecile là 2 người còn sống cuối cùng trong số 5 chị em. Cái chết của Emilie giải thoát cho 4 cô gái còn lại với danh xưng ‘những đứa trẻ sinh năm’. Họ nhận được mỗi người 183 nghìn đô la từ quỹ (tương đương 1,3 triệu đô la ngày nay).
Được truyền cảm hứng từ những người chăm sóc mình, Yvonne và Cecline học trường điều dưỡng. Marie và Annette học đại học.
Đến năm 1970, Marie qua đời ở tuổi 35, nguyên nhân không rõ.
Annette và Cecile kết hôn, không có con và đều ly hôn. Đến năm 1998, cả ba người còn lại kiện chính quyền, nhận 4 triệu đô la Canada với lời thừa nhận chính quyền đã quản lý sai quỹ tín thác của họ.
Sau khi Yvonne qua đời vì ung thư vào năm 2001, 2 chị em còn lại nay đã 85 tuổi. Annette sống trong một căn hộ bên ngoài Montreal.
Năm 2012, con trai của Cecile là Bertrand đã rút hết tài khoản ngân hàng của mẹ, khiến bà phải sống chật vật trong một trại dưỡng lão của chính phủ.
Tuy vậy, trong một lần chia sẻ, bà vẫn nói rằng: ‘Ở tuổi của tôi, mọi thứ thật khó khăn. Nhưng tôi vẫn nắm chặt tay và ngẩng cao đầu’.
Chị em sinh đôi hệt nhau khiến bạn trai dở khóc dở cười vì nhận nhầm
Shanae và Renae là một cặp sinh đôi giống hệt nhau và bình thường bạn trai của hai cô có thể phân biệt hai chị em dựa vào quần áo và cách trang điểm – nhưng buổi tối trong hộp đêm
">Cuộc đời bất hạnh của chị em sinh 5 nổi tiếng thế giới
5 cô bé sinh năm nhà Dionne. Đó là cái sân chơi giống như bao sân chơi khác, nếu bạn bỏ qua hàng rào dây thép gai và những tấm biển kỳ quái:
‘Làm ơn giữ im lặng’
‘Không chụp ảnh bọn trẻ’
Những đứa trẻ được nhắc đến trong tấm biển là chị em sinh năm nhà Dionne (ở Ontario, Canada) nổi tiếng thế giới thời điểm đó. Họ là cặp sinh năm đầu tiên trên thế giới có thể sống sót qua những năm đầu đời.
4 lần một ngày, 5 bé gái lại lạch bạch kéo nhau vào chiếc sân chơi này để chơi trò xúc cát hoặc đùa nghịch ở bể bơi trong khi hàng ngàn cặp mắt đang dán vào chúng.
Sự sinh ra của 5 cô bé được so sánh với sự xuất hiện của ban nhạc The Beatles ở Mỹ 30 năm sau. Sân chơi ‘trưng bày’ 5 chị em được mở cửa cho công chúng vào năm 1936.
Họ gọi nơi này là ‘quint-mania’ - một địa danh phải mất vé vào cổng. Chỉ trong khoảng vài năm, ước tính đã có khoảng 3 triệu khách tới thăm nơi này. Bác sĩ riêng của 5 chị em còn gọi họ là kỳ quan thứ 8 của thế giới.
‘Cảm ơn Chúa đã cho tôi sống tới ngày hôm nay để chứng kiến điều này’ - một người phụ nữ tới từ Maryland (Mỹ) đã chia sẻ với phóng viên như vậy vào năm 1936.
‘Chúng tôi đã lái xe 590 dặm để thấy điều này. Nhưng nó thật đáng công sức’ - người phụ nữ lớn tuổi nói thêm.
5 chị em nhà Dionne gồm: Yvonne, Annette, Cécile, Émilie và Marie được chính quyền Ontario tiếp quản quyền giám hộ nhằm giúp họ tránh bị lạm dụng. Nhưng chính quyền tiếp tục khai thác đám trẻ bằng cách đưa chúng vào một 'sở thú' dành cho con người.
Tuy nhiên, thời gian chúng bị giam lỏng trong ‘nhà tù’ của chính quyền vẫn là quãng thời gian ‘hạnh phúc nhất, ít phức tạp nhất trong cuộc đời chúng tôi’.
Bà Elzire Dionne - mẹ của 5 bé gái Trước khi 5 đứa trẻ được sinh ra, gia đình Dionne rất túng quẫn. Oliva Dionne nuôi cả gia đình 8 người bằng công việc chuyên chở sỏi đá với số tiền công 4 đô la/ ngày trong suốt cuộc Đại Khủng hoảng.
Ngày 28/5/1934, vợ ông – Elzire có dấu hiệu chuyển dạ sớm 2 tháng. Trước khi bác sĩ đến, bà đã sinh ra đứa trẻ đầu tiên chỉ nặng 1,35kg. Đầu cô bé chỉ to bằng một quả cam, toàn bộ cơ thể có thể nằm gọn trong lòng bàn tay một người lớn. Cô bé gần như không thở được.
Đứa thứ 2 còn nhỏ hơn đứa đầu tiên. Rồi cứ thế, đứa trẻ thứ 5 ra đời, càng lúc càng nhỏ hơn.
Marie - đứa cuối cùng chào đời - chỉ nặng khoảng 1kg. Tổng thể, cả 5 đứa nặng gần 6kg.
‘Tôi sẽ làm gì với tất cả chúng đây?’ - bà Elzire la lên khi nhìn thấy các con mình.
Sống sót có vẻ là một thứ xa xỉ với 5 đứa trẻ lúc ấy, vì cặp sinh năm duy nhất trên thế giới trước đó đã qua đời chỉ trong 55 ngày sau khi sinh ra ở Lisbon, Bồ Đào Nha vào năm 1866.
Bọn trẻ không chỉ có vấn đề nghiêm trọng về hô hấp mà điều kiện trong trang trại nơi chúng sinh ra còn vô cùng thiếu thốn - không có điện, lò sưởi hay điện thoại. Hình dáng của 5 đứa trẻ được miêu tả trông giống như nửa người nửa nhện với những cái chân như que củi.
Một bác sĩ địa phương là Allan Roy Dafoe - người có mặt lúc bọn trẻ được sinh ra - đã thuê các y tá làm nhiệm vụ khó khăn không tưởng là giữ cho bọn trẻ còn sống bằng cách khử trùng trang trại, thay tã, giữ ấm bằng một chai nước nóng xoay tròn và cho chúng ăn 2 giờ một lần bằng cách nhỏ giọt sữa.
Bác sĩ Allan Roy Dafoe - người có nhiều ảnh hưởng tới cuộc đời 5 cô bé. Bà mẹ Elzire lúc này đang hồi phục sau sinh, được chuyển đến một phòng riêng. Gia đình đã cắt một ô cửa sổ trên tường để bà có thể quan sát các con từ giường của mình.
Trong khi đó, thế giới ngoài kia bắt đầu xáo động. Đám phóng viên kéo về thị trấn nhỏ. Họ cắm trại bên ngoài trang trại để theo dõi từng động tĩnh của 5 đứa trẻ.
Khách du lịch lũ lượt kéo đến, làm tắc nghẽn con đường một chiều. Hàng xóm nhà Dionne nhân cơ hội này dựng những quầy hàng bán xúc xích. Ngay cả ông bố Oliva sau đó cũng dựng một quầy hàng bán bút tích của mình.
Một cặp đôi người Mỹ đề nghị trả hàng ngàn đô la cho chiếc giường mà các em bé được sinh ra. Một người thậm chí còn cố đột nhập vào ngôi nhà. Sự điên cuồng của dư luận còn được đặt tên là ‘bệnh sinh năm’.
Cuối cùng, một nhà triển lãm ở Hội chợ Thế giới Chicago đã thuyết phục Oliva ký hợp đồng đưa các con của mình ra trưng bày. Đổi lại, họ sẽ trả toàn bộ chi phí y tế, nhà ở, ăn uống cộng thêm 250 đô la/ tuần ngoài khoản hỗ trợ thêm từ tiền vé.
Nghèo khó và tuyệt vọng, ông đồng ý ký hợp đồng trao quyền nuôi dưỡng 5 con gái cho Hội Chữ thập đỏ - cơ quan hứa sẽ bảo vệ chúng trước mọi sự lạm dụng.
Hội Chữ thập đỏ cũng xây cho 5 bé gái một chỗ ở an toàn và đảm bảo vệ sinh. Công chúng quyên góp mọi thứ, từ gỗ xẻ cho tới quần áo cho các bé gái.
Bác sĩ Dafoe đã thiết kế bệnh viện như một ốc đảo tí hon. Mỗi món đồ nội thất đều được thiết kế nhỏ tương ứng với kích thước của 5 đứa trẻ.
Bà Elzire được tặng hoa nhân 'Ngày của mẹ' ‘Chúng tôi có mọi thứ mà chúng tôi muốn, mọi thứ trong giới hạn hiểu biết và trí tưởng tượng của chúng tôi’ – các chị em nhà Dionne viết trong cuốn hồi ký năm 1965 có tên ‘We Were Five’.
‘Trong ngôi nhà của 5 đứa, chúng tôi được đối xử như những nàng công chúa. Chúng tôi là nguyên nhân và là trung tâm của mọi hoạt động’.
Trong khi đó, bố mẹ họ là bà Elzire và ông Oliva cảm thấy mình chưa bao giờ được chào đón. Các y tá theo dõi mọi hành động của họ. Họ không được phép ở một mình với các con. Các bé gái được dạy tiếng Anh, trong khi bố mẹ chúng nói tiếng Pháp.
Sự chia cắt với bố mẹ trở thành chính thức vào năm 1935 khi các bé gái được bảo hộ bởi chính quyền Ontario. Điều này có nghĩa là chúng sẽ thuộc sở hữu của chính quyền cho tới năm 18 tuổi.
Hội Chữ thập đỏ lập một quỹ cho các bé gái. Các tờ báo chi hàng ngàn đô la vào quỹ để nhận được những bức ảnh của họ. Các công ty trả tiền để được phép in hình ảnh của họ trên các gói hàng của mình. Lương của bác sĩ Dafoe và các nhân viên trong bệnh viện đều được trả bằng tiền từ đây.
Bây giờ, 5 chị em đã nằm dưới sự giám hộ của chính phủ và bác sĩ Dafoe hoàn toàn có thể thực hiện thử nghiệm của mình. Mục tiêu của ông là tạo ra một tiêu chuẩn vàng về chăm sóc trẻ em. Trong đó, thói quen sẽ là ‘vua’.
Buổi sáng của bọn trẻ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút, tráng miệng bằng nước cam và dầu gan cá. Các y tá được yêu cầu không thể hiện sự thiên vị hay tình cảm với bọn trẻ.
Mặc dù họ vẫn mỉm cười, nhưng kỷ luật được coi là tuyệt đối. Nếu các bé gái có thói quen đặt tay vào trong tã khi ngủ thì tay chúng sẽ bị buộc vào các thanh cũi.
Những buổi trưng bày vẫn được tiếp tục tổ chức 4 lần/ ngày - trước và sau giờ ngủ buổi sáng, trước và sau giờ ngủ buổi chiều.
Nếu một đứa không khoẻ, các y tá sẽ bí mật mang một đứa khác ra 2 lần để đảm bảo người xem tin rằng họ đã nhìn thấy tận mắt 5 đứa trẻ.
Đôi khi chúng bị đẩy ra sân chơi khi thời tiết xấu hoặc khi bị ốm.
Mẹ chúng thường phải chen qua đám đông để nhìn thấy con mình. ‘Chúng thuộc về họ, không phải của chúng tôi’ - bà Elzire nói.
5 cô gái được đối xử như những nàng công chúa trong thời thơ ấu nhưng lại bị chính bố mẹ lạm dụng khi về sống chung nhà. Mặc dù các du khách được thông báo rằng bọn trẻ không nhìn thấy và không thấy phiền về đám đông, nhưng đó không phải sự thật.
2 y tá từng ghi chú rằng: ‘Hằng ngày, bọn trẻ chạy đến chỗ người lớn và kêu lên về những người đang nhìn chúng. Rất nhiều lần chúng sợ hãi, giấu mình và không chịu ra chơi’. Chúng cũng thường xuyên gặp ác mộng.
Có lẽ vì môi trường khắc nghiệt nên không có y tá nào làm ở đây nhiều hơn 3 năm.
Đến năm 1943, ông Oliva đệ đơn kiện bác sĩ Dafoe vì vấn đề liên quan đến lợi nhuận trong câu chuyện 5 đứa trẻ. Cùng lúc đó, bà Elzire dụ dỗ các con bằng việc chê bai bệnh viện. Họ cũng lôi kéo được sự đồng cảm với gia đình mình trong các cuộc phỏng vấn với báo chí. Nhờ những nỗ lực đó, họ giành lại được các con.
Nhưng đó không phải là một cuộc hội ngộ có hậu. Gia đình Dionne lúc đó đã kiếm được rất nhiều tiền từ câu chuyện và chuyển tới một ngôi nhà lớn hơn nhiều.
Các cô bé - lúc này đã 9 tuổi thì chẳng biết gì về cuộc sống xung quanh. Các anh chị em bình thường của chúng do đã bị tách biệt từ lâu bỗng trở thành người xa lạ. Lần đầu tiên, chúng không được ngủ chung phòng. Đó là điều không thể tưởng tượng được đối với bọn trẻ - những người có mối liên kết sâu sắc từ những biểu hiện như đói, khát…
Bà Elzire bắt chúng làm việc nhà và phạt chúng khi không làm tốt. Bà ta sử dụng những lời lăng mạ và tát vào mặt bọn trẻ để thể hiện sự thất vọng của mình.
‘Y tá có bảo mày làm việc đó không? Nếu tao nuôi mày thì mày sẽ phải là đứa trẻ bình thường như những người khác’ - bà nói.
‘Họ không đối xử với chúng tôi như những đứa trẻ’ - Annette chia sẻ với tờ The New York Times vào năm 2017. ‘Chúng tôi là người hầu, là nô lệ của họ. Đó không phải cách đối xử với con người’.
Mặc dù bị đối xử tệ bạc trong chính nhà mình, nhưng ra ngoài họ vẫn là người nổi tiếng. Mỗi lần đi xem phim, họ đều có cảnh sát hộ tống.
Cuối cùng, ông Oliva bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt tới các con gái. Ông ta cho chúng kẹo, vào phòng ngủ của chúng vào ban đêm.
‘Ông ấy đặt ngón tay vào trong áo của tôi. Lúc ấy tôi 13 tuổi’ - Annette chia sẻ với nhà báo Ellie Tesher vào năm 1999 trong cuốn tiểu sử ‘Nhà Dionne’.
‘Tôi như đóng băng lại và không thể nói gì’.
Để giấu cơ thể mình trước sự lấn tới của ông bố, cô bắt đầu mặc áo cao cổ.
Cecile nhớ lại việc tìm thấy Emilie trong tầng hầm, tay ôm đầu gối sát ngực. Emilie không nói chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi Cecile hỏi ‘bố à?’, cô bé đã khóc nức nở xác nhận điều tồi tệ nhất đã xảy ra.
Cuối cùng, năm 18 tuổi, họ thoát khỏi ngôi nhà khi đi học ở Quebec. Emilie sau đó đã bỏ trường, chống lại mong muốn của cha mẹ và vào tu viện sống. 2 năm sau, cô qua đời vì chứng động kinh ở tuổi 20.
Annette và Cecile là 2 người còn sống cuối cùng trong số 5 chị em. Cái chết của Emilie giải thoát cho 4 cô gái còn lại với danh xưng ‘những đứa trẻ sinh năm’. Họ nhận được mỗi người 183 nghìn đô la từ quỹ (tương đương 1,3 triệu đô la ngày nay).
Được truyền cảm hứng từ những người chăm sóc mình, Yvonne và Cecline học trường điều dưỡng. Marie và Annette học đại học.
Đến năm 1970, Marie qua đời ở tuổi 35, nguyên nhân không rõ.
Annette và Cecile kết hôn, không có con và đều ly hôn. Đến năm 1998, cả ba người còn lại kiện chính quyền, nhận 4 triệu đô la Canada với lời thừa nhận chính quyền đã quản lý sai quỹ tín thác của họ.
Sau khi Yvonne qua đời vì ung thư vào năm 2001, 2 chị em còn lại nay đã 85 tuổi. Annette sống trong một căn hộ bên ngoài Montreal.
Năm 2012, con trai của Cecile là Bertrand đã rút hết tài khoản ngân hàng của mẹ, khiến bà phải sống chật vật trong một trại dưỡng lão của chính phủ.
Tuy vậy, trong một lần chia sẻ, bà vẫn nói rằng: ‘Ở tuổi của tôi, mọi thứ thật khó khăn. Nhưng tôi vẫn nắm chặt tay và ngẩng cao đầu’.
Chị em sinh đôi hệt nhau khiến bạn trai dở khóc dở cười vì nhận nhầm
Shanae và Renae là một cặp sinh đôi giống hệt nhau và bình thường bạn trai của hai cô có thể phân biệt hai chị em dựa vào quần áo và cách trang điểm – nhưng buổi tối trong hộp đêm
">Cuộc đời bất hạnh của chị em sinh 5 nổi tiếng thế giới