您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Gwangju vs Daegu, 17h30 ngày 9/4: Nối dài ngày vui
NEWS2025-04-11 08:26:14【Thể thao】5人已围观
简介 Hư Vân - 09/04/2025 04:30 Hàn Quốc cập nhật giá vàng mới nhấtcập nhật giá vàng mới nhất、、
很赞哦!(2445)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Inter Milan, 02h00 ngày 9/4: Tin vào Nerazzurri
- NSƯT Thanh Kim Huệ tuổi 66 trẻ trung, sành điệu qua ống kính của chồng
- 'Avatar 2' vượt mặt 'Titanic' chỉ sau 2 tháng ra rạp
- Vác đá lạnh xuyên đêm, anh công nhân phấn khởi kiếm được 400 ngàn đồng
- Nhận định, soi kèo Northern Tigers vs Lindfield FC, 15h45 ngày 8/4: Lần đầu chạm mặt
- Đừng nói khi yêu' tập 6: Tú tuyên chiến với Quy
- Bạn gái nhảy sông tự tử, chàng trai lao theo và cái kết không ngờ
- Đọc tác phẩm viết về một nghề nửa mê nửa tỉnh
- Nhận định, soi kèo Norwich City vs Sunderland, 1h45 ngày 9/4: Giữ chắc Top 6
- Đại gia Lào Cai muốn mua siêu xe Ferrari bị tai nạn ở Hà Nội
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Inter Lions FC vs Sutherland Sharks, 16h15 ngày 8/4: Tiếp tục gieo sầu
BTV Tuấn Dương sinh năm 1982, được biết đến nhiều nhất khi dẫn chương trình Thời sự 19h của VTV. Năm 2017, anh rút khỏi chương trình theo sự luân phiên người dẫn các bản tin. Anh làm chương trình 90 phút phát sóng sáng Chủ Nhật hàng tuần và sau đó dẫn chính tại Việt Nam hôm nay.
BTV Tuấn Dương. Nếu trên sóng VTV, BTV Tuấn Dương xuất hiện với hình ảnh chỉn chu, nghiêm túc thì ngoài đời lại có phong cách vô cùng thoải mái, phóng khoáng. Trên trang cá nhân, nam BTV thường xuyên chia sẻ những hình ảnh đi du lịch, thăm thú đây đó. Anh cũng chuộng phong cách thời trang giản dị nhưng không kém phần năng động và trẻ trung.
Phụ kiện yêu thích của BTV Tuấn Dương là đồng hồ và kính mắt thời trang. Sở hữu một cơ thể săn chắc cùng chiều cao nổi bật, BTV sinh năm 1982 dễ dàng diện nhiều kiểu trang phục giúp tôn vóc dáng đầy nam tính của mình. BTV Tuấn Dương ưa chuộng quần jeans, áo phông hoặc áo nỉ để phong cách thêm trẻ trung hơn.
Ngoài đời, BTV Tuấn Dương là một người quảng giao và có tính cách hòa đồng, vui vẻ. Tuy nhiên về chuyện tình cảm, anh khá kín tiếng. Trong một cuộc phỏng vấn với VietNamNet, BTV Tuấn Dương tiết lộ đã có gia đình và hai con gái. Vợ anh cũng làm trong ngành truyền hình nên rất hiểu và chia sẻ với công việc của chồng. Các con gái của BTV Tuấn Dương cũng rất ngoan và thông cảm cho công việc bận rộn của bố mẹ. BTV Tuấn Dương chia sẻ luôn muốn có nhiều thời gian dành cho các con hơn và chưa thấy mình là một ông bố hoàn hảo.
BTV Tuấn Dương rưng rưng khi dẫn chương trình về lũ miền Trung:
Phương Linh
Ảnh: FBNVHari Won đánh Trấn Thành trên sóng truyền hình
Hari Won đánh Trấn Thành vì đòi hỏi ngang ngược với bé Quỳnh Thư trong tập 2 của 'Siêu tài năng nhí'.
">Những hình ảnh chưa từng lên sóng VTV của BTV Tuấn Dương
Nhạc sĩ Hoài Phương hào hứng với vai trò khách mời của Cơ hội đổi đời. Anh nói: “Qua những ngày đồng hành cùng Việt Hương và ê-kíp thì thấy đây là một chương trình rất hay, kết hợp được yếu tố nhân văn và giải trí, lại có cả những trò chơi vận động ngoài trời rất phù hợp với Phương. Thấy Việt Hương đi ghi hình liên tục, mình cũng muốn được tham gia và giờ đã thành hiện thực rồi”.
Nhạc sĩ Hoài Phương tham gia với vai trò khách mời trong chương trình. Chứng kiến sự lăn xả của Việt Hương trong chương trình, nhạc sĩ Hoài Phương lo lắng và luôn gọi điện hỏi han bà xã.
Trong tập đặc biệt của Cơ hội đổi đời phát sóng vừa qua, nghệ sĩ Việt Hương quyết định tặng chiếc xe cứu thương trị giá 1,7 tỷ đồng cho ông Đoàn Ngọc Hải. Việt Hương chia sẻ đây là quyết định riêng của mình và chưa hỏi qua ý kiến của ông xã, tiền cũng sẽ được trích trong tài khoản chung của hai vợ chồng nên rất nhiều khán giả tò mò về phản ứng của chồng nữ nghệ sĩ.
Hoài Phương và Việt Hương khá tình cảm trên sóng trước Stefan Nguyễn Tuấn Tú, Minh Dự và MC Đại Nghĩa. Nói về vấn đề này, nhạc sĩ Hoài Phương bày tỏ: “Lúc nghe Việt Hương tặng chiếc xe 1,7 tỷ cho anh Đoàn Ngọc Hải, tôi sững sờ luôn vì thực ra Hương chưa có nói ý định đó cho mình”. Tuy nhiên, nam nhạc sĩ không quá bất ngờ vì rất hiểu tính cách và sự quyết đoán của vợ khi thực hiện một việc làm ý nghĩa cho ông Đoàn Ngọc Hải và cộng đồng.
Nhạc sĩ Hoài Phương nhắn gửi Việt Hương:
Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ trên trang cá nhân rằng đây mới chỉ là 1/3 chặng đường cho đến ngày chiếc xe được vận chuyển về Việt Nam, trao đến tay ông Hải.
Hoài Phương, Stefan Nguyễn Tuấn Tú, Minh Dự và MC xúc động trước câu chuyện của cô Lưu Thị Huế. Trong tập mới phát sóng, nhạc sĩ Hoài Phương cùng góp sức với Minh Dự và Stefan Nguyễn giúp đỡ cho gia đình cô Lưu Thị Huế 54 tuổi ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Bố mẹ mất sớm, cô Huế phải gồng gánh nuôi 3 đứa em cho tới khi các em kết hôn.
Cô Huế hiện đang sống với người chồng tàn tật và 3 con trai, gia đình rất khó khăn khi mọi gánh nặng đều đổ lên vai cô. Chồng cô bị mất khả năng vận động trong một lần bị cây đổ trúng người. Ngôi nhà cô Huế đang ở cũng đã xuống cấp nghiêm trọng. Số tiền ít ỏi từ việc bắt ốc, hái rau chỉ giúp cô Huế và gia đình cầm cự qua ngày, chưa có khả năng trả được số nợ 15 triệu đồng.
Thử thách của nhạc sĩ Hoài Phương là tìm 1 người và thổi 3 bài hát bằng kèn saxophone để đoán tên bài hát. Sau khi hoàn thành thử thách này, cả 2 di chuyển đến khu vui chơi 30 kỳ quan ở Hồ Đa Thiện để thực hiện thử thách vượt chướng ngại vật. Ông xã Việt Hương khá căng thẳng với những thử thách như đi cầu thang gỗ trên không, đu dây. Đứng phía dưới chứng kiến, MC Việt Hương hét lên trấn an: “Từ từ nha anh ơi, an toàn là trên hết. Hết tiền em bù nha anh”. Nhạc sĩ Hoài Phương mang về hơn 17 triệu đồng nhờ màn đu dây trên không đẹp mắt.
Kết thúc 4 thử thách, nhạc sĩ Hoài Phương, Minh Dự, Stefan Nguyễn Tuấn Tú đã hợp sức mang về được gần 80 triệu đồng.
Diệp Toàn
Màn biểu diễn 'có một không hai' hát cùng khán giả của Đan Trường
Đan Trường và Nam Thư tham gia chương trình Cơ hội đổi đời để giúp gia đình nghèo xóa nợ. Trong chương trình, Việt Hương và Đan Trường đã nhớ lại những kỷ niệm khi cùng đi diễn với nhau lúc còn trẻ.
">Chồng Việt Hương sững sờ khi vợ tặng xe cứu thương 1,7 tỷ cho ông Đoàn Ngọc Hải
Trước khi về rừng, Kiều Linh có 10 năm sống và làm việc ở TP.HCM. Giữa năm 2020, cô rủ bạn trai bỏ tất cả để bắt đầu cuộc sống mới.
Dám đánh đổi
Trước đây, Linh là nhân viên sale bất động sản, nhiều hôm làm việc tới 12-14 tiếng, phải đi gặp khách hàng liên tục. Bù lại, cô có thu nhập cao, dao động 30-100 triệu đồng/tháng.
Linh nghỉ vì không muốn chạy theo đồng tiền quá nhiều nhưng không ít bạn bè trách cô vì môi trường tốt, công việc thuận lợi.
Trong khi đó, anh Đoàn Thanh Bình (36 tuổi), bạn trai Linh, cũng từ bỏ vị trí quản lý chuỗi cà phê ở TP.HCM để đồng hành cùng cô.
Lên Đà Lạt, Linh bắt đầu từ con số 0: không nhà, không mối quan hệ, không bạn bè. Mơ mộng làm homestay của cô cũng sớm đổ bể vì trục trặc giấy tờ kèm theo dịch bệnh.
Sau đó, Linh tìm nhà mở tiệm cà phê nhưng hoạt động được một tháng thì bùng dịch lần 3. Rồi chủ lấy lại nhà để bán.
Phải chuyển nhà liên tục là một trong những khó khăn Linh phải đối diện trong một năm đầu bỏ phố về rừng.
Chuyển nơi ở tới 4 lần trong một năm, Linh mới tạm ổn định. Trên mảnh đất 4.000 m2, xung quanh chỉ có vài nóc nhà, cô làm trang trại chuyên trồng hoa cúc để làm trà.
Tuy nhiên, với cô gái sức khỏe không tốt, từ bé chưa từng phải động đến công việc chân tay như Linh, những ngày đầu không hề dễ dàng. Cô Linh chỉ tự tay trồng cây, còn cuốc đất hay việc nặng thì phải thuê người giúp.
Trong thời gian farm chưa ra tiền, thu nhập của Linh đến từ kinh doanh online. Cô dành hầu hết thời gian làm việc trên mạng nên chỉ có thể tranh thủ chăm cây vào sáng và chiều. Ngoài ra, cô còn nhận làm thêm đồ handmade, decor cho các quán cà phê.
Nhiều hôm phải làm việc đến 0-1h sáng nhưng Linh vẫn thấy hạnh phúc vì được thỏa mãn mong ước và đam mê. Thêm vào đó, sức khỏe của cô được cải thiện.
“Hai năm nay, mình không phải dùng thuốc tây nữa nên ngày càng tươi tắn. Ngày trước làm văn phòng, tay chân lúc nào cũng sạch sẽ, về Đà Lạt thì lấm lem toàn đất, da đen nhẻm. Nhưng mình tập làm quen với tất cả, coi đó là điều bình thường trong cuộc sống. Mình cũng bớt khắt khe hơn. Cà rốt, dâu sạch trồng trong vườn chỉ cần hái và lau qua là ăn liền”, Linh chia sẻ.
Cuộc sống giữa thiên nhiên giúp sức khỏe Linh được cải thiện.
Về rừng phải bản lĩnh
Trải qua đại dịch, ngày càng nhiều người chán thành phố lớn nên chọn Đà Lạt làm điểm đến vì nghĩ sẽ yên bình. Tuy nhiên, theo Linh, bắt đầu lại ở mảnh đất này hay bất cứ đâu luôn là điều khó khăn.
“Đừng nghĩ Đà Lạt như nông thôn, chi phí rẻ. Đây là đất du lịch nên thứ gì cũng đắt đỏ, đặc biệt giá thuê nhà tăng rất nhanh. Bởi vậy, khi quyết định tới vùng đất mới, xác định làm gì để sống là điều quan trọng nhất. Ngoài tiền cũng cần nỗ lực và kiên trì lớn”, cô nói.
Với những người chịu lạnh kém như Linh, cô nghĩ khí hậu Đà Lạt hay mưa, ẩm cũng gây khó khăn. Cô từng ốm suốt 3 tháng cho đến khi cơ thể thích nghi dần.
Nhưng bù lại, Linh thấy sức khỏe tốt lên, cơ địa dẻo dai hơn so với thời ngồi văn phòng 8 tiếng/ngày.
“Đà Lạt yên bình, không có nhiều chỗ chơi. Bởi vậy, với các bạn trẻ quen nhộn nhịp ở Sài Gòn, thời gian đầu sẽ rất chán. Mình trước giờ rất thích yên tĩnh, có thể cả tuần không cần gặp ai, nên cảm thấy việc cả ngày ở farm là điều hạnh phúc”.
Để duy trì trang trại, Linh làm thêm nhiều công việc để có thu nhập, trong đó có làm tranh decor.
Theo Linh, ở đâu cũng vậy, nếu không có khả năng thích nghi hay công việc tạo thu nhập tốt cũng sẽ dẫn đến cảm giác muốn từ bỏ. Cô từng gặp và quen nhiều bạn trẻ lên Đà Lạt sống rồi về lại TP.HCM trong sự mệt mỏi.
“Có nhiều người muốn về quê nhưng bảo họ cuốc miếng đất, trồng mớ rau thì lại không làm được. Bởi vậy, quan trọng là ai dám đánh đổi. Mình nghĩ mọi người cần chuẩn bị tâm lý vất vả dù có tiền hay không. Muốn về rừng thì phải có bản lĩnh, chịu khó trải nghiệm và học hỏi vì đó là chặng đường rất dài”, cô nói.
Linh quan niệm ở đâu cũng có thể kiếm tiền nên không có ý định trở lại thành phố lớn. Khi farm đi vào ổn định, cô sẽ dành 30% thời gian, công sức, tiền bạc cho công việc online, 70% cho hoa cỏ. Cô cũng cố gắng mua miếng đất cho riêng mình trong năm nay.
“Đằng sau những bức hình đẹp, bình yên hiện tại là sự trả giá bằng nước mắt, mồ hôi và nhiệt huyết. Mình vẫn đi thuê nhà, thuê đất, vẫn phải trả nợ những thất bại cũ. Nhưng mình tin rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi. Còn trẻ mà, hãy sống chứ đừng tồn tại”, Linh nói.
Theo Zing
">Cô gái rủ bạn trai rời TP.HCM, lên Đà Lạt sống
Nhận định, soi kèo Al Jazira Club vs Al Wasl FC, 20h50 ngày 7/4: Điểm tựa sân nhà
VĐV khuyết tật Trịnh Thị Bích Như giành được nhiều thành tích cao ở bộ môn bơi lội. Để được đi học, Bích Như phải tự tập bơi, chèo ghe ở con sông trước nhà. Đến năm 12 tuổi, cô mới được đến trường.
Gia cảnh khó khăn, đến chiếc ghe cũng bị thủng lỗ. Bích Như chèo được một đoạn nước đã tràn vào. Cô phải nhảy xuống sông, tự mình lắc xuồng, tát nước.
Học xong lớp 5, Bích Như nghỉ học do trường cấp 2 xa nhà. Khi đó, cô buồn và mặc cảm với khiếm khuyết của bản thân. Thậm chí, cô từng muốn chết, cho bố mẹ đỡ vất vả.
Gạt nước mắt, Bích Như nói: “Năm 2006, một mình tôi lên TP.HCM học nghề dành cho người khuyết tật. Vừa học, tôi vừa nhận thêm việc để làm, tiền công vỏn vẹn 150 nghìn đồng/tháng”.
Dù vậy, quyết tâm học nghề đã giúp Bích Như có cơ hội thay đổi số phận, trở thành VĐV bơi lội.
Lúc đầu, một người bạn rủ Bích Như đến lớp dạy bơi của người khuyết tật để giao lưu bạn bè. Tại đây, HLV Phạm Đình Minh phát hiện Bích Như có tiềm năng thi đấu chuyên nghiệp. Thế nên, ông mở lời, động viên Bích Như tham gia đội tuyển bơi.
Nữ VĐV rơi nước mắt mỗi khi nhắc đến hành trình vượt khó. Sau 2 tháng khổ luyện, Bích Như được tham gia Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2010 tại Đà Nẵng và giành 2 HCV.
Vài tháng sau, nữ VĐV này tiếp tục thi đấu tại ASEAN Para Games 2011 và giành được HCV. Tiếp đó, tại các giải đấu trong nước và quốc tế, cô đều đạt thành tích cao, liên tục phá kỷ lục của chính mình.
Căn nhà tạm bợ của nữ kình ngư
Bích Như nhớ, lần đầu tiên giành được HCV, cô vội vã gọi điện khoe với bố và HLV Phạm Đình Minh.
Thời điểm đó, giành được 1 HCV giải trong nước, cô được thưởng 5 triệu đồng. Ở các giải quốc tế, cô nhận được 25 triệu đồng tiền thưởng cho 1 HCV.
Căn nhà cấp 4, chưa hoàn thiện của VĐV Bích Như. “Số tiền thưởng đó là quá lớn đối với một cô gái khuyết tật, mỗi tháng kiếm được 150 nghìn đồng”, Bích Như tâm sự.
Mới đây, tại ASEAN Para Games 2023, VĐV khuyết tật Bích Như giành được 5 HCV và 3 kỷ lục cá nhân. Nhờ vậy, cô nhận được một khoản tiền thưởng hậu hĩnh.
Tuy nhiên, các giải bơi lội dành cho người khuyết tật rất ít, đôi khi cả năm mới thi đấu một lần. Chi phí sinh hoạt trong cả năm của Bích Như hoàn toàn dựa vào số tiền thưởng. Ngoài thời gian thi đấu, Bích Như không có việc làm khác.
Chồng của Bích Như là anh Đỗ Viết Thạch từng thuộc đội tuyển bơi TP.HCM, đang mưu sinh bằng cách dạy bơi cho trẻ em. Thế nhưng, công việc này có đặc thù chỉ đông học viên vào mùa hè. Khoảng thời gian khác, anh Thạch phải làm thuê đủ nghề để trang trải cuộc sống.
Sau nhiều năm tích góp, năm 2019, vợ chồng Bích Như mua một căn nhà cấp 4 ở vùng ven TP.HCM. Đến nay, cả hai chưa trả hết tiền nợ và căn nhà vẫn còn dang dở, tạm bợ.
Căn nhà không có vật dụng đắt giá, chỉ có vách tường treo đầy huy chương. Tường nhà được dựng sơ sài bằng gạch và tôn cũ. Phía trên mái lỗ chỗ vết thủng, nắng mưa đều xuyên qua.
“Ngày mưa, nhà tôi ướt sũng, nước tạt từ phía sau, rơi từ trên mái xuống, không đủ thau để hứng. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi vẫn chưa có tiền để sửa. Thu nhập hàng tháng của chồng tôi chỉ đủ lo chi tiêu trong ngày.
Lúc khỏe mạnh thì không sao nhưng ốm đau, chúng tôi không biết phải làm sao. Cưới bao nhiêu năm, cả hai vẫn không dám có con”, Bích Như rơi nước mắt.
Căn nhà được dựng từ các vật liệu cũ, đến cái bàn cũng của hàng xóm gửi tạm. Cảnh nhà của nữ VĐV khiến MC Quốc Thuận và Ngọc Lan xót xa. Họ ngạc nhiên khi anh Thạch nói, tủ lạnh được bà ngoại cho, máy giặt của anh trai tặng, bộ bàn ghế của hàng xóm đang xây nhà nên gửi tạm…
Anh Thạch lạc quan: “Lúc nào cũng phải vay mượn nhưng chưa bao giờ chúng tôi chán nản. Dông lốc thổi bay mái tôn thì tôi trèo lên lợp lại. Đồ đạc cũ, người ta không dùng, mình xin về sửa một chút rồi sử dụng”.
Bích Như hy vọng có thêm việc làm để cải thiện đời sống. Thương học trò, thầy Minh thường gom góp vật dụng cũ về cho vợ chồng Bích Như. Hoặc, mạnh thường quân liên hệ giúp đỡ cho các VĐV khuyết tật, ông đều ưu tiên cho học trò một vài lần.
Nhờ sự quan tâm của mọi người, VĐV Bích Như có động lực thi đấu, giành nhiều vinh quang hơn nữa cho thể thao người khuyết tật Việt Nam.
Ngôi nhà cạnh đường tàu nuôi lớn 3 anh em nhà văn Tự lực văn đoàn
Cách đây hơn 100 năm, cũng chính tại nơi đây, trên đường ray này, những chuyến tàu đêm lầm lũi chạy qua mỗi ngày đã khắc dấu vào ký ức của một cậu bé 8 tuổi, để rồi sau đó đi vào văn chương, trở thành hình ảnh kinh điển với bao thế hệ học trò.">Nữ kình ngư bật khóc kể về hành trình vượt khó, giành HCV trong căn nhà dựng tạm
Cụ bà Radhamani 71 tuổi có bằng lái cho 11 loại phương tiện
Chồng của bà Radhamani mở Trường dạy lái xe AZ, Kochi ở Kerala, Ấn Độ vào năm 1970. Thật không may vào năm 2004,bà Radhamani mất chồng trong một vụ tai nạn. Sau sự cố này, bà bắt đầu giúp các con của mình điều hành trường dạy lái xe do chồng xây dựng. Radhamani cũng là người phụ nữ đầu tiên ở Kerala có bằng lái xe hạng nặng. Đó là vào năm 2021, bà đã nhận được giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Bà có bằng đầu tiên cho cả xe buýt và xe tải vào năm 1988.
Để điều hành một trường dạy lái xe, chủ sở hữu hoặc người dạy phải có giấy phép cho phương tiện mà họ dạy. Radhamani hiện không lái bất kỳ phương tiện nào trong số này vì bà không phải là thành viên của nhóm dạy học sinh thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bà cũng thể hiện điều đó cho học sinh. Bà Radhamani hiện điều hành trường dạy lái xe cùng với hai con trai, con dâu và cháu trai của mình.
Cụ bà 71 tuổi có bằng lái cho nhiều xe hạng nặng Bà ấy có lẽ là tài xế phụ nữ duy nhất ở Kerala, thậm chí ở Ấn Độ có bằng lái cho 11 loại phương tiện. Điều thú vị, dù là một người có bằng lái cho nhiều loại phương tiện, nhưng bà Radhamani lại nhận bằng lái xe hai bánh tương đối muộn. Bà nhận nó vào năm 1993.
Hoàng Anh (theo Cartoq)
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nữ chủ trang trại hoa hồng: Thà ít đi miếng đất còn hơn là thiếu xe hơi
Xe hơi đối với tôi giống như một người bạn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tôi thà ít đi một miếng đất, nhưng không thể thiếu xe hơi.
">Cụ bà 71 tuổ có bằng lái cho 11 loại phương tiện
Nhiều người cho rằng, khi đổi vị trí giữa lái và phụ xe trên đường thì di chuyển theo hướng nào cũng được. (Ảnh minh hoạ) Tôi thấy một vấn đề hiện nay là việc cấp giấy phép lái xe con khá dễ dàng, nhiều người dù có bằng nhưng còn không biết những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật ô tô hay quy tắc xử lý các tình huống thường ngày tưởng như ai cũng biết. Tôi lấy ví dụ như trong trường hợp rất đơn giản là lái xe và người ngồi bên cạnh muốn đổi lái cho nhau ở giữa đường, dám chắc đến 70% là không biết đi thế nào cho đúng.
Thời chúng tôi khi học lái xe, các thầy dạy rất kỹ từ những thứ đơn giản nhất. Trong đó, khi lái và phụ xe khi đổi chỗ cho nhau, ngoài việc tuân thủ theo quy định về dừng đỗ xe trên đường thì bắt buộc phải tuân theo quy tắc "vòng xoáy âm dương" khi di chuyển. Quy tắc này có nghĩa là người đang ở vị trí lái phải đi vòng về phía đằng sau xe để sang bên phụ, còn người đang ở ghế phụ sẽ đi qua đầu xe chứ không được đi ngược lại.
Tại sao lại có quy tắc này?
Thứ nhất là để tạo nên đường một chiều giúp hai người không bị "va" vào nhau trong quá trình đổi lái, nhất là ở những vị trí đỗ xe chật hẹp chỉ đủ cho 1 người đi qua.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là hướng di chuyển này giúp cả hai đều có góc nhìn hướng về phía sau bên lái của xe. Đây chính là hướng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất khi có thể có phương tiện cùng chiều lao tới khi dừng đỗ xe ở lề đường. Nếu đi theo hướng ngược lại, lái xe sẽ hoàn toàn bị đông và có thể bị đâm từ sau lưng mà không thể có phản ứng gì.
Trong mọi trường hợp, cần phải quan sát phía sau bên lái để tránh trường hợp có xe cùng chiều lao tới. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Đó là lý do tại sao ở thế hệ chúng tôi, khi những người ngồi trên xe con muốn đổi lái cho nhau đều có thói quen đi đúng theo quy tắc nói trên, còn hiện nay gần như ít người dạy.
Mở rộng ra không chỉ khi đổi lái, trường hợp hay gặp là lái xe xuống mở cửa cho sếp ngồi phía bên phụ cũng phải tuân theo nguyên tắc này, tức là người lái xe khi rời ghế lái sẽ đi vòng về phía sau để mở cửa và sau khi xong việc thì đi qua phía đầu xe để trở lại ghế lái.
Thế nên, chỉ cần quan sát vào hướng di chuyển khi rời ghế lái là tôi có thể biết những lái xe đó có được dạy dỗ "đến nơi đến chốn" hay không. Và nếu ai chưa biết đến quy tắc này thì cũng nên làm theo vì chính sự an toàn và "chuyên nghiệp" của mình.
Hy vọng chia sẻ của tôi sẽ giúp ích được ít nhiều cho độc giả của VietNamNet.
Độc giả Vũ Thành Trung (Thanh Xuân, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">'Tài già' nêu quy tắc khi đổi lái trên đường ít người biết