NEWS

Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức rà soát,̣csinhIELTSgiáoviênkhôngtrênmứcấysaodạyđượchọfulham – liverpoolfulham – liverpool、、

Học sinh 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy sao dạy được học trò?

Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức rà soát,̣csinhIELTSgiáoviênkhôngtrênmứcấysaodạyđượchọctròfulham – liverpool đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6 đang thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên và phụ huynh. Theo Sở GD-ĐT, kết quả của cuộc khảo sát này chỉ để phân loại và tiếp tục đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho những giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam. 

Học sinh có chuẩn, giáo viên cũng phải đạt chuẩn

Có con đang học lớp 8, chị Lê Thu Phương (Đống Đa) cho biết, ngay từ đầu cấp 2, gia đình chị đã đầu tư sát sao cho con trong việc học ngoại ngữ. Với mức chi gần 60 triệu/ năm tại các trung tâm Anh ngữ, đến giữa năm lớp 7, con chị đã có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.

“Do được tiếp xúc với các giáo viên bản xứ từ sớm nên phát âm của con khá tốt. Nhiều lần đi học trên trường về con kể lại với mẹ rằng, cô giáo tiếng Anh của con hay phát âm sai. Điều này khiến mình cảm thấy lo lắng”.

Theo chị Phương, chương trình học tại các trường hiện nay vẫn chú trọng vào ngữ pháp, giáo viên không được cập nhật thường xuyên, do đó, việc khảo sát để nâng chuẩn cho giáo viên là điều cần thiết.

“Giáo dục luôn cần những người giỏi thực sự. Đối với tiếng Anh, giáo viên không đạt chuẩn sao dạy được học trò? Học sinh có chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra thì giáo viên cũng cần phải có những chuẩn nhất định”, chị Phương nói.

Một giáo viên dạy ngoại ngữ bậc THCS tại Hà Nội cho biết, ngoài chương trình học trên trường, chị vẫn phải cho con theo học trung tâm để phát triển thêm các kỹ năng nghe, nói.

Theo chị, hầu hết thầy cô hiện nay đều cảm thấy lo lắng trước các cuộc thi sát hạch là bởi lớp giáo viên lâu năm hiện tại vốn đều là những người học tiếng Nga, tiếng Trung chuyển qua dạy tiếng Anh.

“Vì thế mới có giai đoạn, giáo viên buổi sáng đi dạy, chiều vẫn phải đi bổ túc tiếng Anh. Chuyện cô giáo phát âm sai cũng không phải hiếm”.

Bên cạnh đó, cũng theo cô giáo này, giáo viên hiện nay đang bị áp lực bởi bài vở kiểm tra, do đó mục tiêu cao nhất vẫn là rèn luyện ngữ pháp để học sinh có thể đạt kết quả cao trong các bài thi.

“Lâu nay thầy cô luôn tập trung tối đa cho việc chuẩn bị bài vở của các bài học trong chương trình phổ thông. Trong khi, bài dạy trên lớp và bài thi IELTS rất khác. Giáo viên cảm thấy lo lắng là vì thế”, giáo viên này nói.

Còn đối với anh Trần Tâm, một phụ huynh có con đang học cấp THPT lại cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.

“Trong trường con trai tôi đang theo học, có rất nhiều bạn đến cuối năm lớp 12 đã đạt 7.0 - 7.5 IELTS. Học sinh đạt 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy thì sao dạy được học trò?

Tôi nghĩ rằng, khi có nền tảng tiếng Anh tốt thì việc ôn luyện cũng không mất quá nhiều thời gian. Giáo viên đã được đào tạo 4 năm trong trường đại học, điểm số ấy dĩ nhiên phải đạt được. Nếu ở mức 6.5 các thầy cô vẫn chưa đạt thì giáo viên cần phải nghiêm túc xem lại việc trau dồi chuyên môn của mình”, anh Tâm cho hay.

{ keywords}

Nhiều phụ huynh cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.

6.5 IELTS không khó

Thầy Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho hay, thế hệ học sinh hiện nay ở cả trường công lẫn trường tư đều được đầu tư học tiếng Anh rất nhiều.

“Như ở Trường Marie Curie, nhiều học sinh học hết lớp 9 có thể đạt IELTS 6.5 – 7.0; hết lớp 12 có thể đạt 7.5 – 8.0. Do đó, trình độ giáo viên phải được nâng cấp kịp thời”.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn cũng cho rằng việc kiểm tra, đánh giá giáo viên là cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy và học.

Ủng hộ việc giáo viên cần phải đạt tối thiểu IELTS 6.5, theo thầy Bình, điều này nên được đưa vào thành quy định bắt buộc.

“Nếu những giáo viên được tuyển dụng không đạt được chuẩn tối thiểu này thì sẽ không được tham gia giảng dạy ở trong các trường” - thầy Bình nói.

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thúy, giảng viên khoa tiếng Anh, Trường ĐH Hà Nội đánh giá việc nâng chuẩn bằng cách áp một mức điểm IELTS đối với giáo viên là điều hợp lý.

“Việc đạt mức điểm 6.5 IELTS đòi hỏi giáo viên phải có mức giao tiếp cơ bản, kiến thức và kỹ năng đủ để giao tiếp, đọc hiểu các tài liệu đơn giản nhằm tự mình phát triển được chuyên môn.

Bên cạnh đó, khi có chuyên môn, giáo viên sẽ tránh được việc biến tiếng Anh thành môn chỉ để “giải bài tập” hoặc dùng “mẹo mực”.

Theo chị Thúy, việc khảo sát này không “đánh đố” giáo viên, bởi lẽ khi tham gia vào công tác giảng dạy, giáo viên đã phải đạt chứng chỉ B2 hoặc C1.

“Giữa các chứng chỉ đã có sự quy đổi tương đương. Do vậy, người đã đạt C1 hoàn toàn có thể tham gia thi IELTS. Chỉ cần làm quen dạng đề, chắc chắn kết quả sẽ tương đương nhau”.

Thúy Nga

Ý kiến của bạn về các vấn đề, câu chuyện của giáo dục hiện nay, xin gửi theo địa chỉ: [email protected].

Hàng nghìn giáo viên lo 'gặp khó' trước yêu cầu thi IELTS

Hàng nghìn giáo viên lo 'gặp khó' trước yêu cầu thi IELTS

Có nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh nhưng một số giáo viên tại Hà Nội vẫn cảm thấy hoang mang trước yêu cầu phải tham gia một cuộc khảo sát đánh giá năng lực theo chuẩn quốc tế.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap