- GS Vũ Hà Văn có cuộc trao đổi với VietNamNet xoay quanh chủ đề thu hút và sử dụng du học sinh tốt nghiệp ở nước ngoài về nước làm việc mà Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo mới đây."Tuyển chọn phải minh bạch"
 |
GS Vũ Hà Văn hiện là GS Toán học tại Trường ĐH Yale (Hoa Kỳ). (Ảnh: Lê Văn) |
- Phóng viên:Chúng ta đã nói từ khá lâu và khá nhiều lần về vấn đề thu hút và trọng dụng nhân tài song dường như vẫn chưa thực sự hiệu quả. Theo GS đâu là mấu chốt của vấn đề này?
- GS Vũ Hà Văn:Ở Việt Nam, việc tuyển chọn nói chung vẫn chủ yếu dựa vào quan hệ. Một người mới ra trường vài năm sẽ khó có được một vị trí quan trọng hơn một người nhiều hơn mình 10 tuổi mặc dù về năng lực và sự đóng góp của họ có thể vượt trội.
Ở Mỹ, chuyện một nhà khoa học trẻ 30 tuổi có thể được đặt vào vị trí cao hơn với mức lương vượt trội so với nhiều đồng nghiệp mà cả tuổi đời và tuổi nghề có thể gấp đôi họ không phải là hiếm. Năng lực và thành quả là thước đo duy nhất.
Minh bạch trong tuyển chọn là một vấn đề quan trọng bởi lẽ một người giỏi sẽ không về nước làm việc nếu họ cảm thấy việc tuyển chọn không công bằng và rõ ràng.
- Nhiều nhà khoa học nói rằng, lương tiền không phải là vấn đề quan trọng nhất với họ?
- Với mức lương cứng hiện tại không nhà khoa học nào có thể làm việc hiệu quả. Ngoài ra, ai cũng muốn có một đãi ngộ tương xứng với đóng góp của mình.
- Tuy nhiên, ngoài vị trí và kèm theo đó là chế độ đãi ngộ, việc tạo ra một môi trường học thuật thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng để thu hút nhân tài, thưa GS?
- Đương nhiên một nhà khoa học cần một môi trường thích hợp để làm việc, nhất là đối với những người trẻ thì việc có mặt của những người đầu ngành quanh họ là vô cùng quan trọng.
Ở các quốc gia như Hàn Quốc hay Trung Quốc, cách đây nhiều năm, chính phủ xác định những ngành khoa học mũi nhọn và tìm mọi cách để thu hút một vài nhà khoa học giỏi nhất của ngành ấy. Nhà khoa học này sẽ có nhóm của anh ta làm hạt giống thu hút những người khác, qua đó nâng chất lượng của ngành đó lên. Để làm được việc đó, họ sẵn sàng cân bằng hay vượt mức đãi ngộ ở Mỹ hay Âu châu.
Ở Trung Quốc cách đây chừng 10 năm, nếu tôi nhớ không nhầm, họ bắt đầu chương trình "1.000 người đầu tiên" (first thoundsand), với mục đích mời 1.000 nhà khoa học xuất sắc trong số các nhà khoa học Trung quốc sống ở nước ngoài về nước làm việc với chế độ đãi ngộ cao nhất. Sau đó những người khác sẽ cân nhắc việc tự trở về vì đã có 1.000 người đầu tiên này làm chỗ dựa rồi, và họ cảm thấy đã có môi trường học thuật thích hợp để làm việc. Đó là cách cải thiện môi trường thuật để thu hút những người trẻ trở về.
Chúng ta cũng không nên đặt câu hỏi là ưu đãi những người đó thì những người trong nước sẽ cảm thấy thế nào? Bởi lẽ họ giỏi và họ xứng đáng được như vậy. Nếu muốn mời một nhà khoa học đầu ngành ở Mỹ, Nhật về nước mà chỉ trả lương bằng một phần nhỏ mức lương hiện tại của họ thì chắc chán không thành công. Không chỉ ở Việt Nam mà ở quốc gia nào cũng như vậy thôi.
"Người tài ở đâu cũng đáng kính trọng như nhau"
 |
GS Vũ Hà Văn tại một buổi seminar diễn ra tại Viện Nghiên cứuc ao cấp về Toán. (Ảnh: Lê Văn) |
- Nói về thu hút nhân tài nhiều người cho rằng, không nhất thiết ở nước ngoài mới có nhân tài mà ở trong nước cũng có nhân tài, GS nghĩ sao về quan điểm này?
- Tôi cho rằng, ở trong nước hay ngoài nước cũng đều có nhân tài và người giỏi thì dù trong hay ngoài nước đều đáng kính trọng như nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá năng lực cần phải theo các chuẩn mực chung của quốc tế chứ không thể nói ở trong nước thì làm được như thế này là giỏi rồi còn ở nước ngoài thì phải làm như thế kia mới là giỏi.
Hiện tại, có nhiều công cụ để có thể đánh giá và so sánh được năng lực và đóng góp về học thuật của một học giả. Chảng hạn như số bài báo trên các tạp chí uy tín và số lượng trích dẫn của các bài này.
Tất nhiên, các con số này chỉ là bước sàng lọc đầu tiên. Tiếp theo người ta cần dựa vào đánh giá của các nhà khoa học có uy tín trong từng lính vực. Các đánh giá này có thể mang nhiều cảm tính, nhưng theo kinh nghiêm của tôi thì nó khá chính xác, và là thước đo quan trọng bậc nhất trong việc tuyển chọn ở Mỹ.
- Tuy nhiên, việc đánh giá mang tính cá nhân như vậy tại Việt Nam lại bị giới hạn bởi rất nhiều mối quan hệ nhằng nhịt khác nhau. Làm thế nào để có những đánh giá một cách công bằng?
- Thực tế, trên thế giới việc đánh giá này cũng có những yếu tố tế nhị chứ không phải không. Nhưng như tôi đã nói ở trên, nó tương đối chính xác, nhất là khi học giả đó được đánh giả bởi khá nhiều chuyên gia khác nhau.
Vấn đề ở Việt Nam là văn hóa phản biện không cao. Điều này tạo nên sự rối loạn trong việc sắp xếp vị trí về mặt khoa học. Nhiều người nổi tiếng không hẳn vì sự đóng góp học thuật cho ngành mà vì nhiều lý do khác.
Vì thế, việc đánh giá năng lực của một nhà khoa học cần căn cứ vào cả công cụ có thể lượng hóa được và ý kiến của chuyên gia. Hai thước đo này cần được nhìn nhận tương đương. Và quan trọng là tìm được những người thực sự uy tín, công tâm trong việc đánh giá, dám thẳng thắn nói ra ý kiến của mình.
- Chúng ta đã nói khá nhiều đến nguyên nhân cũng như các biện pháp trong việc thu hút và trọng dụng người tài, nhưng làm thế nào để những biện pháp này có hiệu quả thực tế thưa GS?
- Tôi cho rằng, để đạt hiệu quả thì quan trọng là người đứng đầu có thực muốn làm hay không vì nếu thực sự muốn làm thì sẽ làm được. Tôi thường xuyên về Việt Nam làm việc từ đầu những năm 2000, và từ hồi đó đã có thành ngữ " trải thảm đỏ". Nhưng quả thật tới nay vẫn không ai biết cái thảm đỏ ấy hình thù ra sao.
Nếu chúng ta muốn thu hút người tài một cách thực sự thì phải xây dựng một chế độ rõ ràng, minh bạch, hợp lý, chứ không phải bằng cách hô hào chung chung.
- Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi!
Lê Văn (thực hiện)
">GS Vũ Hà Văn: Người tài ở đâu cũng đáng kính trọng như nhau

Chúng tôi thân đến mức có thể cùng đi mua sắm với nhau, đi ăn trưa hoặc hẹn nhau đi cà phê cuối tuần khi tôi không phải làm việc. Giống như những người bạn gái thân thiết khác, chúng tôi cũng tâm sự với nhau nhiều chuyện thầm kín. Nhưng vì như vậy, tôi lại cảm thấy rất có lỗi vì có một số chuyện thầm kín không liên quan đến tôi nhưng liên quan đến cô ấy mà tôi lại không thể nói được.
 |
Ảnh minh họa. (VOV). |
Tôi biết rằng sếp đang qua lại với một người phụ nữ khác trong công ty. Đó là một bí mật trong văn phòng, và cũng là nguồn gốc của nhiều lời xì xào, đàm tiếu.
Nếu như ngày trước thì tôi chẳng sao, vẫn chọn cách sống "không biết, không quan tâm, không liên quan", nhưng bây giờ tôi lại cảm thấy căng thẳng khi giữ bí mật đó trước bạn thân của mình, tức là vợ sếp. Cô ấy cũng vài lần nói với tôi về cảm giác bất an của cô ấy khi tụi tôi đi cà phê với nhau, nhưng tôi đã gạt đi để trấn an bạn mà không nói sự thật.
Tôi có từng vào gặp riêng sếp để giải thích rằng tôi cảm thấy rất khó chịu, khó xử trước chuyện của sếp, tôi hỏi sếp là theo anh thì ở địa vị tôi bây giờ tôi phải làm gì. Sếp chỉ nói rằng anh ấy hiểu đã đặt tôi vào thế khó và khẳng định sẽ thu xếp chuyện này ổn thỏa.
Chẳng hiểu sếp thu xếp kiểu gì, hoặc chưa kịp thu xếp gì thì tự nhiên vợ sếp biết chuyện, đột ngột mò đến công ty, gặp bồ sếp làm um lên và tung ra cả bằng chứng. Không biết ai ở cơ quan đã nói với cô ấy, và cô ấy âm thầm thu thập bằng chứng chồng ngoại tình.
Điều làm tôi khổ tâm nhất là bạn thân nổi giận với tôi, bảo tình bạn này từ nay chấm dứt vì tôi đã bao che cho chồng cô ấy làm chuyện bậy bạ, biết mà không hề nói với cô ấy, còn dối cô ấy là chuyện chẳng có gì.
Đúng là tôi đang cảm thấy rất day dứt vì đã không nói gì cho vợ của sếp biết, nhưng tôi có nỗi khổ riêng mà. Tôi vẫn nghĩ mình làm đúng khi nói chuyện trực tiếp với sếp trước, nhưng khi bị vợ sếp chửi mắng và cắt đứt tình bạn thì tôi không còn hiểu phải làm sao mới đúng.
Tôi không muốn là kẻ đốt nhà người khác, nhưng bị đặt vào tình thế này, dù nói hay không nói với vợ sếp thì tôi vẫn mang tiếng là đốt nhà sếp rồi.
Bây giờ tôi phải làm sao để gỡ giải tình thế của mình, phải làm sao để không mất bạn vì lý do oan ức này? Sếp tôi từ hôm bị vợ đến đánh ghen đến giờ cũng thất thần khi đến công ty, nên tôi chắc không trông mong gì được sếp giải oan cho cả.
Mời bạn tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Chuyện của tôi" bằng cách nhập "Nội dung bình luận" phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận". Các bình luận thú vị, phù hợp sẽ được chọn đăng trên chuyên mục Tình yêu - Giới tính. Trân trọng!
Theo Dân trí

Chồng nói đi làm nhưng lại vui vẻ ở nhà cô giáo của con
Tôi đi xe máy, thường không qua hầm 2 bao giờ nhưng hôm đó trời xui đất khiến thế nào, tôi lại phi xe xuống dưới.
">Chồng của bạn thân ngoại tình, nhưng cô ấy lại nổi đóa với tôi
 ghi lại vào một buổi tối gần đây khi người em vợ của mình học trực tuyến.</p><p>Xung quanh cậu bé chăm chú với màn hình chiếc điện thoại là sự dõi theo của rất nhiều người.</p><p>Sau khi chia sẻ lên mạng xã hội, bức ảnh nhanh chóng hút sự chú ý của cộng đồng với hàng chục nghìn lượt thích và chia sẻ.</p><p>Nhiều người không nhịn nổi cười và cho rằng cậu bé sẽ không dám ngọ nguậy với )
Một thành viên bình luận: "Giáo viên dự giờ cũng không căng thẳng đến mức này".
Một người khác hóm hỉnh chia sẻ: "Cậu bé ngồi học rất ngay ngắn nhưng chắc cũng áp lực lắm đây. Sai câu nào thì biết tay nhau ngay".
 |
Cậu bé học trực tuyến trong vòng vây của cả nhà. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ với VietNamNet, anh Hán Ngọc kể vì nhà đông người nên những ngày đầu cậu em lớp 4 học hình thức mới khiến mọi người dành rất nhiều sự quan tâm.
Hôm đó, cả mẹ, bác, mợ và chị gái (vợ anh Ngọc) theo dõi quá trình học của cậu bé.
"Cứ sau bữa cơm tối, em đến giờ học online theo lịch xếp sẵn của giáo viên. Nhưng lớp đông nên cô giáo chia lớp theo nhóm để dạy học. Mỗi nhóm từ 8 đến 10 em.
Hôm đó, mẹ và bác ngồi kiểm soát ý thức và hướng dẫn. Còn đội phía sau thì vừa tò mò xem việc học online diễn ra như thế nào vừa học hỏi 2 người kia cách hướng dẫn các cháu khác".
Nhà không có laptop, nên bố mẹ phải cho cậu bé học qua điện thoại kết nối mạng 4G.
Anh Ngọc kể, việc học của cậu em diễn ra suôn sẻ, nhưng chủ yếu là các bà, các cô xem cách hướng dẫn của nhau. "Bởi thường em nghịch lắm nên mọi người xem để xem học online thì thế nào. Nhưng hôm đó, cậu ngồi im re, ngoan. Cũng thấy giơ tay xin phát biểu".
Theo anh Ngọc, vì học trực tuyến, bên đầu màn hình máy tính bên kia, cô giáo cũng biết cảnh cả nhà đang ngồi kín xung quanh cùng cháu.
Cứ thế, cả nhà cùng ngồi xem cho đến khi cậu bé kết thúc giờ học, trong khoảng 45 phút.
"Thấy kết thúc buổi học, mọi người nói học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm, chia sẻ với nhau.
Theo anh Ngọc, tối nào em trai của mình cũng học như vậy khoảng 45 phút và lâu dần thấy cậu cũng quen và nề nếp học tập.
Thanh Hùng

Những tình huống hài hước khi dạy học trực tuyến
- Vừa bật máy tính kết nối với học sinh để dạy trực tuyến, cô T. hoảng hồn khi thấy qua màn hình ở đầu bên kia nguyên cả một... cái bàn thờ. Hỏi ra mới biết trò vào học ở phòng thờ để có không gian yên tĩnh.
">Hài hước con học trực tuyến, cả nhà ngồi xem