您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Soi kèo góc Man City vs Crystal Palace, 18h30 ngày 12/4
NEWS2025-04-14 20:52:08【Thế giới】4人已围观
简介 Hư Vân - 12/04/2025 04:35 Kèo phạt góc ánh viênánh viên、、
很赞哦!(23)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Legia vs Chelsea, 23h45 ngày 10/4
- Roger Federer 2
- Eden Hazard tuyên bố treo giày ở tuổi 32 sau khi rời Real Madrid
- Cháu muốn sang tên đất của bà theo di chúc
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Everton, 21h00 ngày 12/4: Khách tự tin
- MU: Donnarumma học tiếng Anh, sang MU thay De Gea
- Chế độ thai sản khi bị gián đoạn đóng BHXH do Covid
- Sở Giáo dục TPHCM: 70% phụ huynh không đồng ý lớp 1 đi học cho thấy sự lo lắng
- Soi kèo phạt góc Legia vs Chelsea, 23h45 ngày 10/4
- Kết quả bóng đá U19 quốc tế, kết quả U19 HAGL 1
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc PSG vs Aston Villa, 02h00 ngày 10/4
Bảng xếp hạng QS World xếp hạng các trường đại học dựa theo 6 tiêu chí: Danh tiếng học thuật (chiếm 40% tổng điểm), danh tiếng với nhà tuyển dụng (10%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế (5%), và sinh viên quốc tế (5%).
Top 10 đại học đào tạo MBA tốt nhất thế giới như sau:
1. Trường kinh doanh sau đại học Stanford - GSB (Mỹ)
Ảnh: Poets&Quants Đứng đầu bảng xếp hạng là Trường Kinh doanh sau đại học Stanford (GSB) nằm tại phía Đông của Viện đại học Stanford, California. Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh của GSB thường kéo dài trong 2 năm, có sĩ số học viên nhỏ. Tỉ lệ được chấp nhận trên tổng số đơn là 5% với điểm trung bình GMAT là 738.
Hàng năm, trường tuyển sinh 3 đợt. Do nằm gần thung lũng công nghệ Silicon Valley, trường rất mạnh trong việc kết nối thực tập sinh với nhà tuyển dụng và các ngành công nghệ cao. Tỉ lệ sinh viên ra trường nhận được lời mời làm việc trong 3 tháng đầu là 91% (năm học 2019-2020). Mức lương khởi điểm cho 1 thạc sĩ quản trị kinh doanh tốt nghiệp từ GSB là khoảng 156.000 USD/năm (khoảng 3,5 tỉ đồng)
2. Trường Kinh doanh Harvard - Harvard Business School (Mỹ)
= Vị trí số 2 thuộc về Trường Kinh doanh Harvard tại Boston, bang Massachusetts. Lộ trình học tại đây kéo dài trong 2 năm và được đánh giá uy tín, chất lượng. Có đến gần 10.000 sinh viên nộp đơn xin theo học chương trình MBA của Trường Kinh doanh Harvard mỗi năm.
Trường Kinh doanh Harvard rất nổi tiếng với chương trình FIELD thực chiến gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung phát triển các kỹ năng quản lý lãnh đạo cơ bản cho sinh viên. Trong giai đoạn 2, các nhóm sinh viên phải làm việc tại các công ty để giải quyết các vấn đề kinh doanh của công ty đó.
83% sinh viên ra trường có việc làm sau khi tốt nghiệp 3 tháng (2020) với mức lương trung bình khoảng 150.000 USD/năm (khoảng 3,4 tỉ đồng)
Ảnh nguồn: Harvard Business School2. Trường Kinh doanh Wharton (Đại học Pennsylvania - Mỹ)
Ảnh: Forbes Cùng được xếp hạng vị trí thứ hai về đào tạo MBA là Trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania. Trường đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh trong 20 tháng bao gồm 3 tháng thực tập mùa hè. Các chương trình học bao gồm Chương trình Dự bị Đại học, Chương trình Đại học, Chương trình MBA, Chương trình MBA Điều hành, Chương trình Tiến sĩ, Giáo dục Điều hành, Chương trình Toàn cầu và Chương trình Liên ngành.
Theo Forbes, xét theo bằng cấp, tỷ phú có bằng cử nhân từ Trường Kinh doanh Wharton chiếm số lượng lớn nhất, có thể kể đến như Donald Trump, Steve Wynn, Elon Musk…
Với tấm bằng MBA từ trường, 91,6% sinh viên ra trường có việc làm (2019) với mức lương là 150.000 USD/năm (khoảng 3,4 tỉ đồng).4. HEC Paris (Pháp)
Trường thương mại cao cấp Paris (HEC) là một trong những trường kinh doanh danh tiếng nhất thế giới, xếp hạng 4 trong bảng danh sách với điểm số là 91,8.
HEC là trường đại học hàng đầu châu Âu, đào tạo ra nhiều tổng giám đốc nhất cho các tập đoàn hàng đầu thế giới trong bảng Fortune Global 500. Gần 4.000 sinh viên tốt nghiệp hiện là CEO, CFO hoặc đã thành lập công ty của riêng. Cựu tổng thống Pháp François Hollande cũng từng là sinh viên của HEC.
Khoảng 88,3% sinh viên khóa 2020 nhận được lời mời làm việc trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
5. Trường Quản lý MIT Sloan – Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)
Trường Quản lý MIT Sloan, còn được gọi là MIT Sloan, là một trong những trường kinh doanh M7, một mạng lưới không chính thức của các trường kinh doanh ưu tú nhất ở Hoa Kỳ.
Sinh viên năm thứ nhất muốn theo học tại MIT Sloan phải nộp đơn đăng ký cho Học viện Công nghệ Massachusetts với tỉ lệ chấp nhận dưới 10%. Hiện tại có khoảng 1.300 sinh viên đang theo học các chương trình đại học và sau đại học tại đây. Có 650 công ty đã được thành lập bởi các cựu sinh viên của MIT Sloan, có thể nhắc tới như Gartner, Genentech, HubSpot, Teradyne và Zipcar.
6. Trường Kinh doanh London (Anh)
Trường liên tục được xếp hạng là một trong những trường kinh doanh tốt nhất trên thế giới với điểm trung bình GMAT để được nhập học là 697. Chương trình MBA kéo dài 21 tháng đem lại sự linh hoạt lớn khi sinh viên có thể lựa chọn các dự án, chương trình nghiên cứu thực tế, thực tập hè. Điểm đặc biệt của trường là 93% sinh viên theo học tại đây là sinh viên quốc tế.
Mức lương khởi điểm của sinh viên sau khi tốt nghiệp rơi vào khoảng 113.000 USD/năm. (Khoảng 2,5 tỉ đồng)
7. Trường Kinh doanh IE (Tây Ban Nha)
Trường Kinh doanh IE (giữa) vừa khánh thành khuôn viên đại học thẳng đứng cao thứ 3 trên thế giới. Thuộc Đại học IE Tây Ban Nha, Trường Kinh doanh IE là trường đại học tư thục uy tín hàng đầu châu Âu. Các chương trình học có quy mô trung bình với thế mạnh chính về khởi nghiệp, quản lý quốc tế và công nghệ thông tin. Chương trình MBA được chia làm 2 dạng là MBA và EMBA (MBA dành cho nhà quản lý). Thời gian học tập kéo dài từ 10-24 tháng đối với từng chương trình khác nhau.
Trường có mạng lưới gần 60.000 cựu sinh viên ở 165 quốc gia gồm 1 số tên tuổi nổi tiếng như: Sarah Castagnola, Marieke Jonker, Sohail Ahmed…
95% trong số 667 sinh viên tốt nghiệp năm 2020 có việc làm sau 3 tháng. Gần đây, đại học IE đã lần đầu tiên lọt vào top 20 đại học hàng đầu thế giới về khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (theo Bảng xếp hạng THE 2021).
7. Đại học INSEAD
Ảnh: INSEAD’s Fundraising Campaign Cùng xếp ở vị trí số 7 là Đại học INSEAD với 2 cơ sở tại Pháp và Singapore. Là trường bậc sau đại học, INSEAD cung cấp chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) toàn thời gian, Thạc sĩ điều hành cao cấp (EMBA), Thạc sĩ tài chính, chương trình Tiến sĩ quản lý, Thạc sĩ quản lý và nhiều chương trình đào tạo lãnh đạo doanh nghiệp (executive education). Các khóa học ở MBA tại INSEAD kéo dài khoảng 10 tháng với học phí dự kiến khoảng 89.000 Euro.
Chương trình MBA của INSEAD đã đào tạo ra nhiều sinh viên là tổng giám đốc tại 500 công ty lớn nhất toàn cầu. Cựu sinh viên INSEAD bao gồm các CEO/Chủ tịch của Credit Suisse, Ericsson, WPP, Lloyds Banking Group… Tỉ lệ có việc làm sau 3 tháng là 92% với mức lương trung bình khoảng 105.000 USD/năm.
9. Trường Kinh doanh Columbia (Mỹ)
Ảnh: BusinessBecause Là 1 phần thuộc Đại học Columbia nằm trong khối trường Ivy League tại Mỹ, Trường Kinh doanh Columbia nổi tiếng là cơ sở nghiên cứu tư nhân được đánh giá cao nhất thế giới.
Các chương trình MBA đào tạo cốt lõi về các chủ đề kinh doanh như lãnh đạo, chiến lược và kinh doanh toàn cầu. Trong học kỳ thứ hai, sinh viên MBA được phép học tập linh hoạt với các môn tự chọn.
Trong các kỳ nhập học chương trình MBA tại Trường Kinh doanh Columbia,chỉ 15% số lượng sinh viên ứng tuyển được nhận.Theo một khảo sát năm 2020, 87% sinh viên ra trường đi làm sau 3 tháng tốt nghiệp.
10. Trường Kinh doanh IESE (Tây Ban Nha)
Ảnh: IESE Vị trí số 10 thuộc về 1 đại diện nữa đến từ Tây Ban Nha là Trường Kinh doanh IESE. Đây là trường đầu tiên đào tạo chương trình MBA 2 năm ở châu Âu, và cũng là ngôi trường đầu tiên trên thế giới có chương trình MBA song ngữ. Trường giảng dạy các chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA), MBA Điều hành và Giáo dục Điều hành. 87% học viên chương trình MBA khóa 2020 của IESE đã tìm được việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp.
Theo đánh giá của US News, top 10 trường đào tạo MBA có một số khác biệt, đứng đầu là Stanford và ngay sau đó là Trường Wharton. Ngoài ra, top 10 của bảng xếp hạng này còn có sự góp mặt của Đại học Chicago, Trường Quản lý Kellogg, Đại học California, Berkeley, Đại học Yale và Trường Dartmouth.
Doãn Hùng
Choáng ngợp trước tháp đại học cao thứ 3 thế giới
Tòa tháp IE của Đại học IE (Tây Ban Nha) được khánh thành ngày 19/10 tại Madrid với sự có mặt của Vua Felipe VI (Tây Ban Nha), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres và hơn 600 khách mời.
">10 trường đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh tốt nhất thế giới
Tuệ Nguyên hiện là học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Nữ sinh cho biết em bắt đầu yêu thích và hào hứng học tiếng Anh từ mẫu giáo. Sau một lần nghe du khách nước ngoài trò chuyện, Nguyên tò mò không biết “họ nói tiếng gì mà lạ thế” và xin bố mẹ đăng ký học tiếng Anh.
“Nhờ vậy em được bồi đắp nền tảng tiếng Anh chắc chắn, thi đỗ vào lớp chuyên, có cơ hội tham gia thi hùng biện và các kỳ thi môn tiếng Anh. Trước khi ôn thi IELTS vào tháng 5/2021, các kỹ năng của em khá tốt nên tập trung nhiều vào làm đề để quen dạng bài”.
Tuệ Nguyên thi IELTS lần đầu vào tháng 7/2021 và đạt 8.5 overall (trong đó Listening 9.0, Reading và Speaking 8.5, Writing 7.0. Ngoài ra Nguyên còn giành được giải Nhì môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia năm lớp 11. Nguyên cho biết, để rèn kỹ năng Nghe(Listening), em luôn cố gắng “tiếp xúc” với tiếng Anh hàng ngày bằng việc đọc sách, báo hay xem các chương trình trên youtube.
“Qua đó giúp em làm quen với âm điệu chuẩn, học cách người bản ngữ diễn đạt và sử dụng từ ngữ trong các bối cảnh phù hợp”.
Nguyên chia sẻ, Listening là phần em tự tin nhất và cách để rèn luyện kỹ năng này hiệu quả là luôn tập trung cao độ vì đi thi bài nghe IELTS chỉ nghe 1 lần. Nếu không tập trung bắt ý, đoạn hội thoại sẽ trôi qua nhanh chóng và không tìm được đáp án.
“Đôi khi em sẽ thử làm bài nghe trong môi trường hơi ồn một chút để ép mình tập trung cao độ. Ban đầu hơi khó nhưng lâu dần sẽ quen. Bên cạnh đó cần nắm chắc các dạng và cấu trúc từ ngữ để phán đoán loại từ dễ hơn”
Khi đi thi, Nguyên luôn chú tâm vào từng câu hỏi một, dù vậy câu nào không làm được, Nguyên cũng không lo lắng và tiếp tục làm câu sau để khỏi “mất cả chì lẫn chài”.
Còn kỹ năng Nói(Speaking), Nguyên nghĩ quan trọng nhất là rèn luyện phản xạ tự nhiên, nghĩa là "think in English" (nghĩ bằng tiếng Anh) tránh dịch máy móc chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh
“Mỗi ngày em dành 30 phút để luyện nói cố định với nhóm bạn về các chủ đề khác nhau. Ví dụ khi luyện Part 2 thì em sẽ bấm đồng hồ và soạn dàn ý trong đúng thời gian quy định, trình bày và nghe nhận xét từ các bạn để sửa lỗi phát âm, ngữ pháp,... mà em ít để ý”, Nguyên cho biết.
Riêng Part 1, 3, Nguyên sẽ tìm các dạng câu hỏi thường gặp bằng cách lên mạng tìm từ khoá "IELTS Speaking Topics", sẽ xuất hiện nhiều câu hỏi, dạng đề liên quan.
“Nếu thi vào quý nào trong năm thì em tìm các đề đã được dùng trong quý đó, vì cũng có xác suất gặp lại. Sau đó hỏi - đáp liên tục để luyện tốc độ suy nghĩ và phản xạ nhanh hơn”.
Nguyên cho rằng khẩu âm mỗi người sẽ khác nhau nhưng nếu kiên trì luyện tập vẫn có thể thay đổi để phát âm chuẩn hơn. Nguyên thường tham khảo cách cách học phát âm trên các trang như Tim's pronunciation workshop, Speak Confident English,…
“Trong lúc thi Speaking hãy giữ cho mình phong thái thoải mái, tự tin nói như “người bản địa” để tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Ngoài ra trong Part 2 là em có chọn một số từ vựng, ngữ pháp nổi bật và câu chuyện ấn tượng để dễ dàng lồng ghép vào bài nói”.
Nữ sinh 17 tuổi chia sẻ cách đạt 9.0 Listening và 8.5 Speaking Theo Nguyên, Đọc(Reading) là kỹ năng dễ ăn điểm nhất, quan trọng nhất phải biết phân chia thời gian hợp lý. Khi luyện đọc thì Nguyên luôn dùng đồng hồ bấm giờ để xem tốc độ đọc đã cải thiện bao nhiêu, từ vựng cần lưu ý là gì và từ đồng nghĩa là từ nào. Khi thi nên dành khoảng 15 phút cho bài đọc đầu, 25 phút cho bài đọc cuối và kết thúc là kiểm tra thật kỹ để không sai lỗi nhỏ đáng tiếc.
“Đối với dạng câu hỏi True/False/Not given nếu thật sự không nghĩ ra đáp em thường đoán và tiếp tục làm tránh lo lắng, mất thời gian”.
Còn đối với kỹ năng Viết(Writing), Nguyên chia sẻ đây là phần “khó nhằn” nhất. Nữ sinh thường học viết theo từng phần, mỗi dạng đề sẽ có cấu trúc riêng và gặp bất cứ đề nào cũng phải lập dàn ý kỹ.
Khi có dàn ý thì chắc chắn sẽ hoàn thành bài viết đảm bảo logic, mạch lạc.
Nguyên nhấn mạnh nên tìm hiểu, nắm chắc các tiêu chí chấm bài của IELTS, bám sát vào đó đảm bảo sẽ đạt được mức điểm 6.0. Ngoài ra trong lúc viết bài luận nên tìm người sửa bài viết hộ để biết mình cần cải thiện chỗ nào.
“Vì thời gian luyện viết khá lâu nên có thể không thể luyện thường xuyên như kỹ năng Reading, Listening nhưng lúc gần thi bạn nên luyện mỗi tuần 2-3 bài để làm quen với thời gian. ”.
Chia sẻ về một số lỗi sai thường gặp, Nguyên cho rằng nên để ý lỗi chính tả, cấu trúc câu và phát âm đuôi s, ed. Trong phần thi Speaking thì không nên cố gắng "sáng tạo" ra từ mới, dùng đúng những từ mình nắm chắc dễ ăn điểm hơn dùng từ vựng khó mà sai cách.
Ngoài việc cẩn thận tránh phạm lỗi sai, chọn chiến thuật làm bài phù hợp thì Nguyên cho rằng nên kết hợp giữa học trung tâm, luyện tập cùng bạn bè và tự ôn tập ở nhà để chinh phục IELTS dễ dàng hơn.
Ngọc Linh
Chiến thuật giành 9.0 IELTS ở 2 kĩ năng của nam sinh Huế
Nguyễn Lê Đăng Khoa (SN 2003) là cựu học sinh chuyên Anh, Trường THPT Quốc học Huế. Năm lớp 12, Khoa từng đạt 8.5 IELTS ngay lần đầu thi, trong đó có hai kỹ năng Reading và Listening đạt điểm tuyệt đối.
">Bí kíp chinh phục 8.5 IELTS Speaking của nữ sinh 17 tuổi
Lịch thi đấu giao hữu CLB hè 2022:
14/07 - 23:00: Napoli 10-0 Anaunia
14/07 - 23:00: SC Verl 0-5 Dortmund
15/07 - 03:00: Sporting C0P 1-1 Villarreal
15/07 - 17:05: MU 4-1 Melbourne Victory
15/07 - 19:35: Crystal Palace 0-2 Liverpool
15/07 - 20:30: Ajax 1-1 Eupen
15/07 - 21:30: Frankfurt 3-1 Torino
15/07 - 22:00: Quevilly 0-2 PSG
16/07 - 00:30: Pau FC 1-0 Angouleme
Lịch thi đấu vòng sơ loại UEFA Conference League 2022:
Lịch thi đấu giải bóng đá nữ Đông Nam Á 2022 của tuyển nữ Việt NamCung cấp lịch thi đấu Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á 2022, diễn ra tại Philippines từ ngày 4/7 đến 17/7, đầy đủ và chính xác.">
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/7
Nhận định, soi kèo Wolfsburg vs RB Leipzig, 01h30 ngày 12/4: Đánh chiếm Top 4
Toulouse được đánh giá cao hơn nhiều so với Pau FC Phút 45+3, bóng được cầu thủ Toulouse treo vào vòng cấm của Pau FC khiến thủ thành Ndiaye vất vả đấm bóng. Sau đó, tiền đạo Rafael Ratão tung cú sút bồi mở tỷ số cho đội bóng mới thăng hạng Ligue 1.
Với mục đích là thử nghiệm đội hình, kiểm tra năng lực của các tân binh, HLV Didier Tholot sử dụng một đội hình gần như mới trong hiệp 2. Quang Hải được ra sân ngay sau giờ nghỉ giải lao.
Ngay ở cơ hội đầu tiên sau khi vào sân, Quang Hải có pha vuốt bóng bằng chân trái đưa bóng đi vọt xà khung thành Toulouse trong gang tấc.
Quang Hải vào sân trong hiệp 2 Sau đó ít phút, Quang Hảicó pha chuyền bóng chính xác cho đồng đội nhưng hàng thủ của Toulouse được tổ chức rất tốt.
Những phút cuối trận, Quang Hải gặp khó khăn khi Pau FC không có nhiều bóng. Phút 80, Quang Hải dẫn bóng đến sát vòng 16m50 của Toulouse thì bị đối thủ đốn ngã nhưng không có quả đá phạt cho Pau FC.
Phút 85, đường chuyền dài khá hay của Quang Hải nhưng một đồng đội của anh ở tuyến trên đã không theo kịp bóng khi bị hậu vệ Toulouse áp sát.
Tiền vệ mang áo số 19 không có nhiều cơ hội Không có bàn gỡ hòa, Pau FC tiếp tục nhận bàn thua sau pha đánh đầu đốt lưới nhà ở phút 86 của tiền vệ Jean Ruiz. Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-0 nghiêng về Toulouse.
Sau trận đấu này, quân xanh tiếp theo của Pau FC là Angouleme Charente, đang thi đấu tại Championnat National 2. Trận giao hữu diễn ra vào lúc 19h giờ địa phương (ngày 15/7), trên sân Cite Verte, vùng Nouvelle-Aquitaine.
">Quang Hải dự bị, Pau FC thua Toulouse 0
Đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" được GS Trần Ngọc Thêm nêu trong tham luận phát biểu tại Hội thảo giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 21/11.
Cụ thể, GS Thêm đề xuất cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo,... Chừng nào còn đề cao chữ "Lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển.
GS Thêm là tác giả của nhiều công trình, cuốn sách nghiên cứu về văn hóa và hệ giá trị Việt Nam. Trong đó, cuốn sách "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của ông là giáo trình cơ bản với rất nhiều thế hệ sinh viên theo học các ngành khoa học xã hội.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho rằng Khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" đã hoàn thành sứ mệnh trong giai đoạn phát triển của đất nước, của ngành giáo dục. Và giờ, cần cân nhắc kỹ khi sử dụng trong các nhà trường bởi một vài lý do.
“Ngôn từ của khẩu hiệu hay triết lý cần hiện đại, đơn giản và bớt nho giáo hơn để học sinh dễ dàng hiểu được. Để phân tích kỹ khẩu hiệu trên cần có nền tảng kiến thức nho giáo ở mức khá cao mới có thể truyền đạt đến cho học sinh hiểu được. Tôi tin rằng, sẽ có nhiều học sinh hiểu chữ "Văn" trong khẩu hiệu trên là môn "Ngữ văn" hiện nay.
Giáo dục đổi mới, cần những tư duy và cách truyền kiến thức cho học sinh một cách sáng tạo, đa dạng hơn. Không nhất thiết là đầu tiên khi học tập là cứ phải học "Lễ". Khi học sinh có nền tảng văn hoá, tri thức thì chữ "Lễ" đương nhiên sẽ được thực hiện ở "mức độ vận dụng và vận dụng cao.
Thế giới vận động từng ngày, các triết lý giáo dục, các khẩu hiệu cũng phải thay đổi. Với những năng lực, phẩm chất cần đạt của học sinh do Bộ GD-ĐT hướng tới, nếu học sinh được học tập một cách nghiêm túc, sáng tạo bởi những phương pháp hiện đại thì theo tôi cũng không cần phải "Tiên học lễ" nữa”.
Ông Tùng cho hay, thực tế, trường mình cũng đã không treo khẩu hiệu này từ lâu.
“Việc bỏ khẩu hiệu này chỉ là giúp giáo viên không bị gò bó trong tư duy giáo dục cũ và hướng tới phương pháp giảng dạy hiện đại hơn, nhờ đó học sinh được rèn thêm tư duy phản biện và khi không bị gò bó quá trong khuôn phép, học sinh mới sáng tạo được”, ông Tùng nêu quan điểm.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Dù vậy, không nhiều ý kiến đồng tình với GS Trần Ngọc Thêm.
Một hiệu trưởng từng nhiều năm du học nước ngoài cho rằng: “Thực ra “Tiên học lễ, hậu học văn” không đơn thuần là một triết lý về giáo dục mà là một nét văn hóa của dân tộc. Việc này xuất phát trong từng gia đình Việt Nam, răn dạy từ khi đứa trẻ ở trong gia đình, chứ không phải chỉ ở trường học mới học, mới áp dụng. “Lễ” ở đây không phải chỉ là lễ nghĩa của người có vị thế thấp hơn với người có vị thế cao hơn, mà còn bao hàm cả đạo đức trong đó nữa. Đạo đức thì có giá trị phổ quát, bao gồm cả văn hóa của người Việt Nam trong đó”.
Theo vị hiệu trưởng này, ở nước ngoài, dù người ta không dùng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” song ở trường cũng đề cao việc dạy dỗ về đạo đức như phải là một người trung thực, có kỷ luật, chấp hành luật pháp,...
“Ý của GS Thêm có thể cũng muốn nói đến việc cần phá vỡ truyền thống để thúc đẩy giáo dục phát triển. Nhưng dù muốn thúc đẩy phát triển ra sao đi chăng nữa, có những cái căn cốt của văn hóa, phổ quát chung của toàn thế giới thì không thể bỏ đi được”.
Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cũng đồng tình với quan điểm này: chữ "Lễ" không phải chỉ đối với người thầy, mà là học những lễ nghĩa chung, đề cao giáo dục đạo đức ứng xử trong xã hội,...
“Tôi nghĩ nếu đề xuất chấm dứt thì có phần hơi cực đoan. Bởi chữ Lễ ngày nay cũng không bó buộc theo quan niệm Nho giáo như ngày xưa nữa và cũng không đề cao quá mức vai trò của người thầy. Song sự tôn kính, tôn trọng và việc người thầy có tiếng nói với học trò vẫn rất cần thiết”, bà Nga nói.
Ngoài ra, 2 vị hiệu trưởng cũng nhận định, “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng không hề làm mất đi tính phản biện hay sáng tạo của học sinh.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, người thầy không chỉ là người truyền tải nội dung tri thức, mà quan trọng hơn khi trở thành nhà giáo dục, người truyền cảm hứng, gieo khát vọng cho học trò.
“Tôi nghĩ “Lễ” là điều cần có nhưng cái phương thức để thể hiện các quy tắc ứng xử đó có thể sẽ khác đi. Nếu chỉ vì nghĩ câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tập trung quá nhiều vào người thầy và giờ muốn tập trung vào học trò thì bỏ khẩu hiệu này đi thì tôi cho là hơi khiên cưỡng. Ở trong môi trường trường học, vẫn phải có những quy tắc, nguyên tắc ứng xử cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Cách thức có thể khác nhưng tôi nghĩ vẫn cần có khuôn khổ, tôn trọng người thầy. Ngoài ra, nhiệm vụ giáo dục không phải chỉ hình thành về mặt học thức mà còn cả nhân cách cho trẻ. Muốn hình thành nhân cách thì trẻ cũng cần phải biết kính trên nhường dưới, ứng xử đúng mực theo văn hóa, truyền thống,...”.
Vì thế, theo ông Nam không cần thiết phải bỏ khẩu hiệu mà giờ đây, điều quan trọng là người thầy cần bỏ tư tưởng là bề trên “cao vời vợi”, "là độc tôn đại diện cho tri thức”.
Thanh Hùng
Gọi dạ, bảo không vâng, đích thị bé hư?
Ngày bé, tôi thường véo von câu hát: “Có con chim vành khuyên nhỏ/Dáng trông thật ngoan ngoãn quá/Gọi dạ, bảo vâng, lễ phép ngoan nhất nhà”...
">Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn
Bé Yến đón nhận tấm lòng bạn đọc. Căn bệnh quái ác ập đến khi Như Yến tròn 2 tuổi. Để theo đuổi quá trình chữa bệnh cùng con, chị Thương phải xin nghỉ không lương ở cơ quan. Không chỉ vậy, kinh tế gia đình trở nên eo hẹp khi tất cả sinh hoạt, thuốc men của con chỉ còn trông chờ vào đồng lương của chồng chị, khiến áp lực tinh thần của anh chị ngày càng lớn hơn. Mặc dù con được bảo hiểm y tế hỗ trợ song những loại thuốc đặc trị lại nằm ngoài danh mục chi trả với mức giá vô cùng đắt đỏ.
Trong thời điểm gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn nhất thì bé Yến may mắn được bạn đọc Báo VietNamNet chung tay, giúp đỡ số tiền hơn 117 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn nhận trực tiếp hơn 30 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi về.
"Gia đình em vô cùng biết ơn tấm lòng của báo VietNamNet, của bạn đọc đã giúp đỡ cháu có thêm điều kiện chữa bệnh. Hiện cháu vẫn đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ, sức khoẻ được cải thiện rất nhiều", chị Thương chia sẻ.
">Trao hơn 117 triệu đồng đến bé Nguyễn Ngọc Như Yến bị ung thư máu