您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Jandal vs Al Adalah, 23h20 ngày 9/4: Khác biệt động lực
NEWS2025-04-10 21:46:03【Nhận định】1人已围观
简介 Hư Vân - 09/04/2025 04:35 Nhận định bóng đá g kqbd phápkqbd pháp、、
很赞哦!(63)
相关文章
- Nhận định, soi kèo U21 Coventry vs U21 Bristol City, 19h00 ngày 8/4: Cửa dưới ‘tạch’
- Đàm Thu Trang bật mí về đám cưới với Cường đô la
- Facebook đối mặt với vụ kiện 3,2 tỷ USD
- Tài tử Đài Loan gây phẫn nộ khi ngoại tình với bạn thân của vợ
- Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
- Thủ tướng đồng ý tổ chức một kỳ thi quốc gia
- Tay không khuất phục rắn độc 'khổng lồ'
- Đã tìm ra gương mặt hoạch định tài chính xuất sắc trong sinh viên
- Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Universidad de Chile, 7h00 ngày 9/4: Đẳng cấp lên tiếng
- 1 kỳ thi quốc gia: 2 cảnh báo
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Nữ Đan Mạch vs Nữ Italia, 23h00 ngày 8/4: Cửa dưới sáng
Play">
VTV đối thoại giáo dục cùng nhóm GS Ngô Bảo Châu
Bằng chứng là dưới status của Kim Lý, cựu người mẫu Trang Trần bình luận: "So happy for you guys. Waiting for a wedding in December - tạm dịch: Hai bạn thật hạnh phúc. Chờ đợi lễ cưới vào tháng 12". Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa bình luận: "Báo trước em một tháng mới làm kịp nhạc được".
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý có 2 năm hạnh phúc bên nhau. Với chia sẻ của 2 người bạn khá thân của cả hai, nhiều người đồn đoán rằng Kim Lý sẽ "rước nàng" về dinh vào tháng 12 tới đây.
Tuy nhiên, một người em thân thiết của Hồ Ngọc Hà chia sẻ, đây chỉ là tin đồn, cặp đôi chưa có ý định gì ở thời điểm hiện tại.
Hồ Ngọc Hà và Kim Lý bén duyên từ khi đóng chung MV Cả một trời thương nhớ vào năm 2017. Ngày 13/10/2017, Hồ Ngọc Hà công khai ảnh hôn má Kim Lý, kèm theo một lời chúc anh luôn vui vẻ. Ngay sau đó, Kim Lý đáp lại bằng dòng bình luận: "Anh yêu em rất nhiều".
Trước Kim Lý, Hồ Ngọc Hà cũng gắn bó với Cường Đô La một thời gian dài và có với nhau 1 cậu con trai. Sau khi cặp đôi này đường ai nấy đi, Cường Đô La sánh đôi bên người mẫu Hạ Vy một thời gian và quyết định gắn bó trọn đời với cựu mẫu Đàm Thu Trang. Hôn lễ hai người sẽ diễn ra cuối tháng 7 ở TP.HCM.
Ngân An
Hà Hồ và Cường đô la cùng xuất hiện trong tiệc sinh nhật con trai
- Hà Hồ và Cường Đola cùng xuất hiện trong clip tiệc sinh nhật con trai Subeo. Sự có mặt của cả hai khiến nhiều khán giả bất ngờ.
">Sau Cường Đô La, Hà Hồ sẽ lên xe hoa cùng Kim Lý?
Một gia đình ở Hà Nội
Trong dịp giỗ bà dì của vợ tôi ở TP. Hồ Chí Minh (bà sinh ra ở Hà Nội), cả gia đình đã cùng tụ họp và nhiều tình huống xưng hô dở khóc dở cười đã xảy ra.
Khi nói chuyện, người Việt rất khắt khe trong việc xưng hô theo quan hệ họ hàng. Vì thế, ai cũng biết mình thuộc thế hệ nào và ai sẽ là người rửa bát cuối bữa ăn (có thể là người phụ nữ nhỏ tuổi nhất trong gia đình).
Tuy nhiên, cách xưng hô theo quan hệ họ hàng này nhiều khi dẫn đến những tình huống khó xử và phức tạp, đặc biệt là khi có một người kết hôn đến lần thứ 2.
Nhân dịp đám giỗ bà dì, tôi được giới thiệu với con gái riêng của chồng chị gái cùng mẹ khác cha của mẹ vợ tôi.Vì tôi 38 tuổi nên có thể gọi người phụ nữ ấy là “bác”hoặc thậm chí là “bà”, nhưng tôi lại được yêu cầu phải gọi là“chị”và gọi chồng chị - người đã ngoài 70 tuổi - là“anh”.
Chồng chị - người đang ngồi nhâm nhi cốc rượu vang đỏ trên ghế đá – là người đàn ông nhiều tuổi nhất trong căn phòng, nhưng theo quan hệ họ hàng ở gia đình vợ tôi thì ông không thể ngang hàng với những người nhiều tuổi nhất có mặt trong bữa tối hôm đó. Và người đàn ông ngoài 70 này phải gọi bố vợ tôi là “chú” với một chút gượng gạo.
Khi bữa ăn bắt đầu, màn thực hành với đại từ nhân xưng tiếp tục diễn ra khi một người đàn ông 35 tuổi – là“cháu trai”của tôi – bế xốc cô con gái 10 tuổi lên trước mặt tôi và yêu cầu con bé chào “ông”và chào “chú” với cậu con trai 4 tuổi của tôi – kẻ đang bận giận dỗi dưới gầm bàn. Vì vợ tôi là chị cả trong nhà nên con trai của em gái cô ấy phải gọi con trai tôi là“anh”mặc dù con trai tôi ít tuổi hơn nhiều.
Người Việt thường xưng hô ở ngôi thứ ba, ví dụ như một bà mẹ thường tự xưng là“mẹ” hoặc “má”khi nói chuyện với các con. Cách xưng hô này rất hữu ích khi lâu ngày bạn không gặp họ.
Một lần khác, cũng trong một lần tụ họp gia đình, vợ tôi bảo tôi phải lễ phép với một người phụ nữ trung niên vì cô ấy là người có cấp bậc cao nhất trong họ hàng nhà bố vợ tôi. Thế tên cô ấy là gì? – tôi hỏi. Vợ tôi nhún vai. Cô ấy không nhớ tên và chuyện đó cũng không quan trọng. “Chỉ cần chào là “bác”thôi!”
Thậm chí, cả khi không phải mối quan hệ họ hàng, người Việt cũng thích sử dụng cách xưng hô theo độ tuổi.
Khi 2 người Việt cùng lứa tuổi gặp nhau lần đầu, họ sẽ cố gắng đoán từ ngoại hình hoặc cách nói chuyện xem ai nhiều tuổi hơn. Nhưng họ cũng có thể nhầm. Vợ tôi đã từng khá khó chịu khi phát hiện ra một người mà cô ấy gọi là “chị”trong nhiều năm thực ra lại trẻ hơn cô ấy.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn với những người không thông thạo tiếng Việt.
Để thể hiện sự tôn trọng với khách hàng quen, người chủ tiệm bánh khoảng 40 tuổi mà tôi vẫn hay ghé qua khi ở Hà Nội chào tôi: “chào anh”, nhưng trong trường hợp này nó giống như là “chào em”thì đúng hơn, và vì không hiểu được ngữ cảnh nên tôi đã chào lại: “chào em”. Nhưng ngay lập tức, ông chủ cửa hàng nói: “Anh không thể gọi tôi là “em” vì anh trẻ hơn tôi nhiều”, vì thế hãy gọi tôi là “anh” như tôi gọi anh”.
Chà, có vẻ như sẽ dễ dàng hơn khi gọi cà phê từ một “cô em”.
- Nguyễn Thảo(Theo Guardian)
Báo Anh kể chuyện xưng hô đặc biệt của người Việt
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Khách lại trắng tay
Nhóm nghiên cứu của Đại học California, Santa Barbara cho biết bộ kit chỉ cần một vài dụng cụ test đơn giản để lấy mẫu nước bọt và một chiếc điện thoại. Ảnh: Reuters.
Bộ test sẽ có mức giá rẻ hơn so với que thử nhanh thông thường và rẻ hơn gấp 10 lần so với xét nghiệm PCR.
Bacticount, ứng dụng được sử dụng trong quy trình xét nghiệm, sẽ dùng camera của điện thoại để nhận diện virus trong nước bọt và cho ra kết quả trong vòng 25 phút. Theo Gizmodo, người dùng chỉ cần thu thập mẫu nước bọt cho vào bộ test đặt trên một chiếc bếp điện.
Sau đó, nhỏ một vài giọt dung dịch phản ứng chuyên dụng giúp nhận diện RNA có trong mẫu và đậy lại bằng một hộp giấy có gắn đèn LED ở bên trên. Tiếp đến, máy ảnh điện thoại sẽ chiếu vào hộp giấy và thu lại phản ứng thông qua màu sắc để xác định virus Covid-19.
Nhóm các nhà khoa học cho biết bộ kit test hiện chỉ có giá 7 USD. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là chỉ tương thích với Samsung Galaxy S9 vì công nghệ đo lường chuẩn xác trên thiết bị. Nhóm cũng hứa hẹn sẽ hỗ trợ nhiều dòng điện thoại khác trong tương lai.
Tuy hệ thống chỉ có thể lấy mẫu cho tối đa 50 người nhưng kết quả xét nghiệm lại rất đáng kỳ vọng. Theo các nhà nghiên cứu, bộ test không chỉ cho ra kết quả chính xác như kỹ thuật xét nghiệm PCR tại các phòng khám mà còn có thể nhận diện các biến thể Covid-19 mới hoặc các virus khác như cúm.
“Vì các biến thể của Covid-19 xuất hiện ngày càng nhiều nên quy trình lấy mẫu, xét nghiệm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết”, trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Michael Mann tại Đại học California, Santa Barbara cho biết.
Ông cũng chia sẻ kỳ vọng của mình là bộ test có thể tiếp cận nhiều người dùng smartphone. Gần một nửa dân số thế giới hiện nay đã sở hữu smartphone.
"Do đó, chúng tôi tin rằng kỹ thuật xét nghiệm này sẽ mang đến một phương thức vừa chính xác lại phải chăng cho mọi người”, ông Mann chia sẻ.
Trả lời phỏng vấn của Gizmodo, trưởng nhóm nghiên cứu cho hay bộ kit được thiết kế dựa trên điều kiện cơ sở vật chất hạn chế tại các bệnh viện nhỏ, ở các vùng hẻo lánh, đồng thời giúp người dùng có thể tự thực hiện xét nghiệm tại nhà.
Ngoài ra, vì dễ sử dụng và giá bán phải chăng nên bộ xét nghiệm cũng hướng đến phục vụ các quốc gia có thu nhập trung bình trở xuống, theo Cnet.
Rẻ hơn xét nghiệm PCR gấp 10 lần, nhưng kỹ thuật test này vẫn có thể cho ra kết quả chính xác tương tự. Ảnh: Getty Images.
Tiến sĩ ngành công nghệ sinh học tại Đại học Reading, Alexander Edwards, cho rằng nhiều bài kiểm định trong phòng thí nghiệm đã chứng minh hệ thống hoàn toàn có thể được áp dụng ngoài thực tiễn.
“Công trình nghiên cứu này cho thấy chỉ với phương pháp lấy mẫu đơn giản, nhân viên y tế hoàn toàn có thể cho ra kết quả xét nghiệm chính xác”, ông Edwards cho biết.
Mặt khác, tiến sĩ Edwards cũng đưa ra mối băn khoăn trước tính khả thi của dự án.
“Nhiều nhóm cũng từng công bố những công nghệ test tương tự. Nhưng khó khăn nằm ở việc làm thế nào để sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đơn giản, dễ sử dụng và sẽ tiếp cận cho người dùng”, tiến sĩ Edwards nhận định.
Gizmodo nhận định độ chính xác và kèm theo đó là mức giá phải chăng, khả năng phát triển trong tương lai của bộ sinh phẩm này hứa hẹn sẽ phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm tại các quốc gia trên thế giới trong năm 2022.
(Theo Zingnews)
Người dân đã có thể tự khai mũi tiêm trên ứng dụng PC-Covid
Hiện tại cả người dùng điện thoại hệ điều hành iOS và Android đều đã có thể cập nhật phiên bản mới của ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid có bổ sung 2 tính năng “Tự khai mũi tiêm” và “Ví giấy tờ”.
">Xét nghiệm Covid
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty).
Ngay sau khi tái đắc cử hôm 5/11, ông Trump đã nhanh chóng lựa chọn nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. Nhiều nhân sự được lựa chọn từ các đài truyền hình, trong đó ít nhất 4 người là nhân viên hoặc cựu nhân viên của Fox News.
Những người này gồm ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Sean Duffy, quan chức phụ trách vấn đề biên giới Thomas Homan, Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Waltz.
Các nhân sự khác được ông Trump lựa chọn cũng là khách mời quen thuộc của Fox News, trong đó có ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Matt Gaetz. Ông Matt Gaetz đã xuất hiện trong các chương trình của Fox News hơn 300 lần kể từ năm 2017 mặc dù tần suất xuất hiện gần đây thấp hơn.
Vai trò dẫn chương trình, bình luận viên trong các chương trình của Fox News cho phép họ thể hiện kỹ năng truyền thông của mình với những khán giả có ảnh hưởng, bao gồm cả ông Trump.
"Rất nhiều người mà ông ấy chọn đã có kinh nghiệm làm truyền thông, tiếp xúc với truyền thông. Điều đó rõ ràng rất quan trọng đối với ông ấy", John Bolton, người từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sau hơn một thập kỷ làm cộng tác viên của Fox News, cho biết.
Sự thăng tiến của những người điều hành tin tức truyền hình cáp với các vai trò quan trọng làm nổi bật tầm ảnh hưởng của phương tiện truyền thông trong chính quyền thứ hai của ông Trump.
Mặc dù mạng truyền hình phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty truyền thông khởi nghiệp được khán giả trẻ ưa chuộng, nhưng truyền hình cáp dường như vẫn là "vua" đối với Tổng thống đắc cử Trump.
Một loạt các lựa chọn nhân sự gần đây của ông đưa ra một dấu hiệu sớm rằng việc đưa tin trên truyền hình một lần nữa có thể trở thành một yếu tố mạnh mẽ trong định hình các hành động và tiếp cận của chính quyền Trump 2.0.
Với ông Trump, không mạng truyền hình nào có sức ảnh hưởng lớn hơn Fox News. "Gã khổng lồ" truyền hình cáp bảo thủ mà ông Trump từng có lúc xung đột vẫn là trụ sở của nhiều đồng minh truyền thông hàng đầu của ông.
Ông Trump thường xuyên xem và đăng các chương trình của Fox News trong nhiệm kỳ đầu tiên, khiến kênh này có ảnh hưởng đặc biệt trong Nhà Trắng. Theo lời cựu cố vấn Bolton, ông Trump liên tục theo dõi Fox News trong phòng ăn gần Phòng Bầu dục.
"Ông Donald Trump đang sử dụng Fox News làm cơ quan cung cấp nhân sự", Matthew Gertz, thành viên cấp cao của Media Matters, người đã viết về mối quan hệ giữa truyền thông bảo thủ và ông Trump, nhận định.
Ngoài yếu tố truyền thông, lòng trung thành cũng là một trong những yếu tố then chốt trong các lựa chọn nhân sự của ông Trump cho chính quyền của mình.
">Lý do Tổng thống đắc cử Trump chọn nhiều nhân sự từ Fox News
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của Vụ Công nghệ Thông tin và Khối các đơn vị viễn thông.
Ngày 14/1/2021, khối các đơn vị viễn thông của Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tại hội nghị này, các đơn vị đã đưa ra các mục tiêu lớn sẽ phải thực hiện trong năm 2022 với mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp số, hạ tầng số, thanh toán số…
Việt Nam đặt mục tiêu 70.000 doanh nghiệp công nghệ số
Theo bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ CNTT, các cụm từ “chuyển đổi số”, “công nghệ số” được nhắc đến rất nhiều trong năm 2021. Cho dù ảnh hưởng bởi Covid, nhưng số lượng và doanh thu của các doanh nghiệp số vẫn tăng. Vụ đã hoàn thiện khung hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số, thúc đẩy phát triển khu CNTT tập trung và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số chung tay phòng, chống đại dịch Covid-19. Trong năm 2021, Vụ đã xây dựng thông tư hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm được ưu đãi thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu, đồng thời tham mưu Chính phủ thành lập 2 khu CNTT tập trung tại Cần Thơ và tiếp tục thí điểm chuỗi công viên phần mềm Quang Trung.
.
Bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ CNTT (Bộ TT&TT) Bên cạnh đó, Vụ cũng đã chủ trì, tổ chức thành công Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp Công nghệ số và Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam.
Kế hoạch năm 2022, Vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện văn bản tạo hành lang pháp lý trong lĩnh vực quản lý đồng thời đưa ra các mục tiêu cụ thể đưa tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT từ 136 tỷ USD năm 2021 lên 148 tỷ USD năm 2022. Bên cạnh đó, sẽ tăng giá trị Make in Vietnam trong tổng doanh thu trên từ 24,65% lên 26,8% năm 2022. Vụ cũng đưa ra mục tiêu thách thức là thúc đẩy phát triển 64.000 doanh nghiệp công nghệ số lên con số 70.000 vào năm 2022.
Mỗi xã sẽ có 1 trạm phát sóng kiên cố chịu được thiên tai
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Viễn thông, một trong những trọng tâm trong năm 2021, Cục đã nghiên cứu ban hành quyết định về đấu giá chuyển nhượng kho số viễn thông, tên miền Internet, thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money. Cục cũng đã trình đề án khuyến khích tư nhân đầu tư vào hạ tầng số.
Các nhà mạng đã được mở rộng phạm vi thương mại 5G ra 16 tỉnh thành phố và dịch vụ này có tốc độ vượt trội so với 4G. Cục Viễn thông đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai các gói cước, triển khai hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phòng chống Covid. Cả 3 nhà mạng lớn đã triển khai Mobile Money và đây là không gian phát triển mới của các nhà mạng đồng thời là cơ sở cho mục tiêu 100% người trưởng thành có tài khoản Mobile Money…Ngoài ra, còn quyết liệt cùng với các nhà mạng để xử lý vấn đề tin nhắn rác, cuộc gọi rác, SIM rác để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Viễn thông. Trong năm 2022, Cục Viễn thông sẽ đưa ra cách làm mới trong lĩnh vực quản lý, tạo không gian mới. Cục sẽ giám sát việc các doanh nghiệp thực thi sau khi nhận giấy phép, đồng thời thanh tra, kiểm tra trực tuyến việc thực thi các quy định trong lĩnh vực viễn thông và xây dựng bộ tiêu chí cấp phép 5G.
Cục cũng đặt ra mục tiêu đảm bảo mỗi xã có 1 trạm thu phát sóng xây kiên cố, chịu được thiên tai, và có thể cho người dân đến sạc điện thoại khi bão lũ xảy ra để đảm bảo liên lạc được thông suốt.
Hoàn thiện việc đấu giá cấp phép tần số 4G và 5G trong năm 2022
Cục Tần số Vô tuyến điện đã xây dựng thông tư hướng dẫn đấu giá tần số theo thủ tục rút gọn. Trình Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Tần số vô tuyến điện. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để quy hoạch, cấp phép lại các tần số cho các doanh nghiệp đồng thời cấp phép tần số cho các công nghệ mới. Cục sẽ tập trung hoàn thiện việc đấu giá cấp phép tần số 4G và 5G trong năm 2022..
Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện. Liên quan đến việc phóng vệ tinh thay thế Vinasat-1 và Vinasat-2, Cụ trưởng Nguyễn Đức Trung đề nghị lãnh đạo Bộ TT&TT chỉ đạo VNPT xây dựng đề án tiền khả thi song song với quá trình Bộ TT&TT xây dựng báo cáo, đề án chung trình Bộ Chính trị, Chính phủ tới đây.
Với góc độ là đơn vị đặc thù phục vụ cho cơ quan Đảng và Nhà nước, ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương khẳng định, trong năm 2021, số lần hội nghị truyền hình trực tuyến đến cấp xã của các cơ quan Đảng và Nhà nước tăng mạnh, nhưng Cục vẫn đảm bảo phục vụ tốt.
Trước bản kế hoạch năm 2022 của Cục Bưu điện Trung ương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo phải hiện đại hóa mạng phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước và phải có tiêu chuẩn riêng bởi khi đất nước có tình huống mạng chuyên dùng này sẽ phát huy đảm bảo kết nối an toàn cho các cơ quan trên.
Bộ trưởng nhấn mạnh, mạng chuyển đổi số quốc gia, hạ tầng truyền dẫn băng thông rộng cho chính phủ số đến cấp xã phải đi trước. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Bưu điện Trung ương trong năm 2022.
Ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương. Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thông tin đơn vị này đã đảm bảo máy chủ tên miền quốc gia hoạt động tốt. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng tên miền .vn để thúc đẩy thương mại điện tử và thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6. Để thực hiện chuyển đổi sang IPv6 hiệu quả, VNNIC đã thí điểm mô hình mẫu và cử cán bộ xuống cùng các địa phương này triển khai.
VNNIC đã ra mắt ứng dụng đo tốc độ Internet trên thiết bị di động (ứng dụng i-Speed) hỗ trợ người dân chủ động đo và tự đánh giá tốc độ truy cập Internet đang sử dụng một cách trung thực, chính xác. Việc phát triển ứng dụng i-Speed và công bố thống kê tốc độ truy cập Internet sẽ góp phần hoàn thiện Internet Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ Internet của các doanh nghiệp.
Một trong những trọng tâm của VNNIC trong năm 2021 là phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý các website lừa đảo, cờ bạc để làm “sạch” không gian mạng, bảo vệ người dùng Internet, đồng thời xây dựng cộng đồng Internet có ý thức về phát triển Internet.
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam. VNNIC cũng đưa ra mục tiêu phát triển được 3 triệu tên miền .vn, đưa Internet trở thành hạ tầng của nền kinh tế của Việt Nam.
Trước bản kế hoạch này của VNPT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu ứng dụng i-Speed của VNNIC phải nhanh chóng hoàn thiện các dữ liệu và phép đo để đạt mức chính xác cao nhất, thậm chí phải cao hơn cả những ứng dụng ngoại hiện nay như Speedtest. Không có lý gì, công cụ đo chất lượng Internet tại Việt Nam lại có thể có độ chính xác chưa cáo bằng ứng dụng ngoại.
VNNIC hứa sẽ nhanh chóng hoàn thiện ứng dụng có độ chính xác cao. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức rất lớn đối với đơn vị phải chạy đua với các ứng dụng xuyên biên giới.
Khối viễn thông đã đóng góp nhiều cho đất nước
Dưới góc độ là đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ TT&TT, đại tá Vũ Hữu Hạnh, Phó Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc (Bộ Quốc phòng) cho biết, trong năm qua, Bộ Tư lệnh đã phối hợp với các đơn vị của Bộ TT&TT giải quyết can nhiễu tần số tại các sân bay quân sự. Hai bên cũng đã phối hợp tốt với nhau trong các lĩnh vực liên quan.
Đại tá Vũ Hữu Hạnh, Phó Tư lệnh Binh chủng Thông tin liên lạc Còn ông Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Chính phủ thì khẳng định, trong năm qua Cục Bưu điện Trung ương, VNPT và Viettel đã đã phối hợp với Trung tâm tốt, đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của Văn phòng Chính phủ với sự phối hợp tốt của Cục Bưu điện Trung ương, VNPT và Viettel.
Ông Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm Tin học, Văn phòng Chính phủ. “Chúng tôi đã phục vụ hơn 200 cuộc truyền hình trong nước, nhiều cuộc họp kết nối đến 4 cấp, trong một thời gian triển khai gấp. Để làm được như vậy đã có sự phối hợp rất tốt của VNPT và Viettel. Tôi nhớ khi phối hợp triển khai dịch vụ truyền hình phục vụ chỉ đạo vụ sân bay Long Thành nhưng khi đó Cụm cảng Hàng không có người nhiễm F0, nên chỉ có thể ngồi họp tại chỗ. Ngay sau đó, VNPT đã triển khai nhanh cuộc họp trực tuyến này tại nhiều điểm cầu để cuộc họp thông suốt”, ông Nguyễn Hồng Hà nói.
Đại diện cho các doanh nghiệp viễn thông, ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel khằng định, các cơ quan của Bộ TT&TT đã đóng góp cùng các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào chiến dịch phòng chống Covid với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, các đơn vị này cũng hỗ trợ tốt các doanh nghiệp thực hiện các chương trình an sinh xã hội như gói cước, cho những người cách ly xã hội và chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
“Năm 2021 thực sự là năm có nhiều cảm xúc đối với chúng tôi. Cục Tần số cũng giúp doanh nghiệp cấp tạm tần số cho những vùng có dung lượng tăng đột biến để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Cục Bưu điện hỗ trợ VNPT và Viettel chỉ trong hơn 3 ngày kết nối cầu truyền hình đến 100% xã. Đến 31/12, anh em vẫn kết nối phủ sóng điện thoại đến tận xã. Chúng tôi đã phối hợp phủ sóng 4G, chống SIM rác với các đơn vị của các đơn vị của bộ. Nếu không có nỗ lực hỗ trợ thì bản thân các doanh nghiệp cũng không thực hiện thần tốc được” ông Tào Đức Thắng nói.
.
Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel. Đại diện cho các doanh nghiệp CNTT, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC đưa ra vấn đề hiện nước ngoài đang chiếm 80% thị trường điện toán đám mây tại Việt Nam. Trong khi đó, nền tảng này được coi là hạ tầng số quan trọng để phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, CMC lại đang gặp khó khi triển khai các trung tâm dữ liệu vì các địa phương đang đối xử với dự án này như các dự án bất động sản chứ chưa coi đây là công nghệ cao và là động lực cho phát triển kinh tế.
Trước vướng mắc này của CMC, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khằng định, Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp để làm việc với các địa phương tạo điều kiện cho CMC triển khai dự án xây dựng trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng khẳng định đây là hạ tầng số là hạ tầng quan trọng của quốc gia. Việt Nam cần xây dựng môi trường điện toán đám mây an toàn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược đầu tư mạnh với quy mô lớn cho trung tâm dữ liệu để phục vụ cho nhu cầu dự báo sẽ tăng mạnh của xã hội.
Đại diện cho các địa phương, ông Hoàng Minh Cường, tân Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng khẳng định, người dân Hải Phòng đang kỳ vọng chuyển đổi số sẽ giúp Hải Phòng có sức phát triển mới. Để làm được điều đó, chính là nhờ cảm hứng của Bộ TT&TT đã tạo ra.Chuyển đối số thực sự lan tỏa đến chính quyền các cấp thậm chí đến tận xã. Chủ đề chuyển đổi số được nói đến khắp nơi tại Hải Phòng. Người dân cũng mong ngóng và kỳ vọng vào chuyển đổi số, nhưng đây cũng là áp lực lớn cho lãnh đạo để đáp ứng được sự mong ngóng đó của người dân.
Ông Hoàng Minh Cường, tân Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã tặng bằng khen của Bộ trưởng cho ông Hoàng Minh Cường vì đã có nhiều đóng góp cho ngành Thông tin truyền thông năm 2021.
Nhóm phóng viên ICT
Xem TOÀN VĂN phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị.
Việt Nam sẽ đi đầu về 6G, viễn thông bước vào đổi mới lần 2
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, phải khởi động nghiên cứu 6G trong năm 2022 và đưa Việt Nam nằm trong top đầu thế giới về công nghệ 6G.
">Năm 2022 sẽ cấp phép 5G và hướng tới 70.000 doanh nghiệp công nghệ số