您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc AS Roma vs Juventus, 01h45 ngày 7/4
NEWS2025-04-08 23:10:04【Thể thao】5人已围观
简介 Linh Lê - 06/04/2025 10:26 Kèo phạt góc cập nhật giá vàng mới nhấtcập nhật giá vàng mới nhất、、
很赞哦!(1375)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Rionegro Aguilas vs Llaneros, 08h30 ngày 7/4: Níu chân nhau
- Ô tô mới có thể được miễn đăng kiểm lần đầu từ năm 2023
- Tình trăm năm tập 161: Nuôi 4 con thành giám đốc, vợ chồng tiết lộ bí quyết
- Nguyễn Xuân Son: 'Trọng trách lớn khi khoác áo tuyển Việt Nam'
- Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Trabzonspor, 22h59 ngày 6/4: Tiếp tục đua vô địch
- Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 37: Luyến đưa tiền cho Lưu trả nợ?
- NSND Thanh Điền và 1.000 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc
- Đức Phúc và cú đột phá âm nhạc đầu năm
- Soi kèo phạt góc Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4
- Việt Nam 6 năm liên tiếp là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Augsburg vs Bayern Munich, 1h30 ngày 5/4
Ảnh: Minh Hạnh.
Vừa rồi, chị mua được 1kg thịt heo (thịt lợn) ở quê nên bắt tay vào làm nem lần nữa. ‘Lần này, tôi đã thành công’, chị khoe. Cách làm của chị như sau:
Chọn thịt: Thịt chọn làm nem là các loại thịt đùi hoặc giò rút xương (chỗ thịt ráo khô, không nên chọn thịt đầu rồng). Lóc sạch phần gân, mỡ, chỉ chọn phần nạc. Xong xắt thật mỏng (không bằm như thịt bằm).
Sau khi xắt thịt xong cho vào rổ sạch, khít, lấy dĩa hay thớt sạch đè lên trên, rồi dùng tiếp vật nặng đặt lên để nước trong thịt chảy ra thật ráo. Tầm 3 tiếng là thịt ráo nước.
Ảnh: Minh Hạnh. Ướp thịt: Giã khoảng 100gr tỏi ngon, 2 thìa tiêu, 1 muỗng canh muối, 1 muỗng vừa bột ngọt, 1 thìa ớt bột, trộn vào thịt. Bọc màng bọc lại, để qua đêm tủ lạnh cho thấm.
Sáng ra bạn thấy mùi nêm thơm, thịt ráo khô, tơi là được. Nếu thấy nhão mà nghe mùi thịt ướp nấu canh là thất bại, khỏi làm bước tiếp theo.
Ảnh: Minh Hạnh. Gói nem: Dùng lá chuối hơ trên lửa cho mềm dẻo để gói nem. Bên trong lá chuối, nếu có lá ổi, lá chanh non, lá đinh lăng, lá lốt, lá sung (nhà có lá gì gói lá đó), thì lót lên rồi cho thịt đã ướp vào gói chặt tay. 1 gói to tầm 2 ngón tay cái. Gói xong cho nem vào rổ để cho thoáng mát một ngày, rồi bỏ vào hộp để tủ lạnh ăn dần.
Ảnh: Minh Hạnh. Cách dùng nem: Nếu nem mới làm mà ăn vội, vắt chanh lên nem, ăn kèm ngò hay rau thơm, chấm miếng mắm mặn ớt xắt. Nếu nem làm 3-5 ngày là chua rồi thì không cần vắt chanh nhé!
Món ăn đủ màu sắc, dễ gây thương nhớ cho người ăn
Mùi thơm của mít quyện với vị béo của cốt dừa, cùng sự mềm dẻo của nếp, kết hợp thêm màu tím lá cẩm cho món ăn nhiều màu sắc, hương vị.
">Cách làm nem chua đúng vị Quảng Nam
Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổiđã được dịch sang 20 thứ tiếng. Hendrik Groen là một cụ già trên 80 tuổi, sống trong viện dưỡng lão, không thích làm theo quy định và cũng không thích qua đời một cách lặng lẽ. Ông bèn lập Câu lạc bộ Già nhưng không Cỗi và cùng các thành viên khác bắt đầu sống những năm cuối đời một cách thoải mái. Thái độ “vô tổ chức” này khiến giám đốc viện dưỡng lão bực tức nhưng lại làm hài lòng Eefie - cụ bà làm loạn nhịp trái tim yếu ớt của ông Hendrik. Nếu vui sống chẳng bao giờ là điều muộn mằn, liệu có khi nào là quá trễ để gặp được tình yêu của cuộc đời mình.
Khi đã đến một độ tuổi “xưa nay hiếm”, trải qua được mất thì những cảm xúc trước từng sự kiện cuộc đời chừng như “cô đặc” hơn. Người ta đã chấp nhận hoàn toàn bản thân, trân quý những gì còn lại và đồng thời biết coi nhẹ cái chết. Chính vì vậy, các nhân vật đều sống tràn đầy, không e sợ, rộng lượng và đặc biệt là hài hước. Họ chọn đi nốt chặng đường cuối một cách tích cực, không ngần ngại để mạo hiểm hoặc bày tỏ tình yêu thương.
“Thứ Ba, ngày 1 tháng Giêng năm 2013
Lại thêm một năm nữa, và tôi vẫn không ưa đám người già. Cái khung tập đi, thái độ hở chút là nôn nóng, những lời ca cẩm bất tận, trà và bánh quy, cùng bao tiếng than vãn của họ.
Tôi ấy hả? Tuổi mới có tám mươi ba thôi”
Trong thế kỷ cô đơn, người già cũng mang theo những giá trị mà thế hệ thanh niên tuy có thể không sống như vậy nhưng vẫn âm thầm quý trọng và hoài nhớ, ví như sự tương tác và quan tâm thường xuyên ngoài đời thực, thay vì những kết nối ảo.
“Tới qua, câu lạc bộ Già nhưng không Cỗi đã có buổi họp mặt đầy ngẫu hứng. Chủ đề chính: tình trạng sức khỏe của Evert. Chúng tôi quyết định dành cho ông ấy một cuộc đón tiếp về nhà nồng hậu, có thể là vào thứ Hai hoặc thứ Ba tuần sau. Theo Edward, chuyến du ngoạn tiếp theo sẽ dành thuận lợi cho người ngồi xe lăn… Vào cuối buổi họp mặt, chúng tôi đã nâng ly vì sức khỏe của Evert, và hình như là uống quá đà một chút”.
Khác vớiÔng trăm tuổi trèo qua cửa sổ…, ông Hendrik Groen kể câu chuyện trong một không gian nhỏ hẹp và thực tế hơn nhiều: viện dưỡng lão. Những người già trong viện đều là nhân vật chính. Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổikhông cố tô hồng cho của ông và những người xung quanh: Họ luôn luôn có thể ngã xuống vì bệnh tật hay tai nạn bất ngờ, lo lắng về chế độ phúc lợi cho người già, nhớ mong con cháu. Họ ý thức rất rõ mình là ai.
Song thái độ đối mặt mới là điều khiến mọi thứ nhẹ nhàng hơn.
'Nhật ký bí mật của ông Hendrik Groen 83 ¼ tuổi' đã được dịch sang 20 thứ tiếng. Các nhân vật ở đây không có siêu năng lực hay gặp kỳ ngộ gì đặc biệt, đơn giản họ là những người tìm cách cùng nhau trải qua tuổi già một cách lạc quan nhất có thể. Những gì họ làm rất bé nhỏ, vì giới hạn về sức khỏe lẫn tiền bạc: Họ lập nên Câu lạc bộ Già mà không Cỗi để định kỳ gặp nhau cùng nấu ăn, đi xem phim 3D, thăm hỏi khi đau bệnh. Những trải nghiệm dễ dàng có được khi ta trẻ khỏe (và có tiền) thì trở nên đáng trân quý khi ta già đi.
Đây là một cuốn sách được viết hài hước, đồng thời cảm động sâu sắc. Tuổi già chừng như đi kèm với sự bất lực và tủi thân bất chợt đôi khi trào đến vì một điều gì đơn giản là không còn nữa.
“Sáng nay, tôi không tìm được chùm chìa khóa của mình. Đã lục tung căn phòng, bao gồm cả cái hốc tường đặt giường ngủ, xáo lộn tung bành, chật chội như vốn dĩ… Phải tìm kiếm cả tiếng đồng hồ mà tôi không chửi thề (chỉ suýt buộc miệng mà thôi), cuối cùng cũng phát hiện ra chùm chìa khóa nằm trong tủ lạnh. Đãng trí. Người già, giống như trẻ nhỏ, luôn luôn không tìm thấy nhiều thứ, mà họ lại không còn mẹ để bảo cho biết là phải tìm ở đâu”.
Ông Hendrik Groen kể một câu chuyện cho tất cả chúng ta, những người đều có người thân đang già đi, và chính mỗi người đang đi về đích đến đó. Có lẽ chính vì vậy, cuốn sách khiến độc giả cười, khóc, suy ngẫm và cảm động này nhận được sự hoan nghênh đến vậy trên toàn thế giới.
Những người phụ nữ dũng cảm đối mặt với súng trườngThông qua ‘I Am Not Afraid of Looking into the Rifles’, Rick Stroud kể câu chuyện lịch sử về những người phụ nữ dũng cảm đương đầu với quân đội Đức trong Thế chiến I.">Cuốn sách được dịch sang 20 ngôn ngữ của tác giả 70 tuổi có gì hấp dẫn?
"Mình đã nghèo phải biết lo cho thân mình, đừng dính dáng tới ông Lưu mà chết cả chùm. Mày chết một mình mặc xác mày, nhưng còn con Bình (Minh Cúc) và đứa trẻ thì sao?", Hòa mắng Điền.
Điền tức giận đáp: "Sống dai mà không ai để ý cũng buồn đấy. Người ta chị Hòa vì biết điều chứ không phải vì mấy đồng bạc của chị đâu. Anh Lưu nợ nần nhưng lúc tôi khó khăn, anh ấy là người giúp tôi chứ không phải ai khác. Cháu Thạch (Việt Hoàng) sinh ra ở xó chợ này nhưng cố gắng, chăm chỉ học hành. Con gái chị theo đuổi nó đấy".
Ở một diễn biến khác, thấy Lưu bị nhóm đòi nợ đánh, Luyến không những không an ủi mà còn mắng anh thêm. Sau đó, cô đưa cho anh một tờ giấy.
"Anh nợ nần túng quẫn quá nên không tỉnh táo à? Anh đọc đi rồi ra phường xin làm chứng, đóng dấu", Luyến nói rồi đưa Lưu một tờ giấy chưa rõ nội dung.
Ở một diễn biến khác, bố mẹ đẻ Luyến tới xóm trọ nghèo tìm con gái. Thấy người quen, Lưu ra chào hỏi, đồng thời cảnh cáo họ không được làm hại Luyến.
Liệu Luyến có cho Lưu vay tiền trả nợ? Diễn biến chi tiết tập 37 phim Cuộc đời vẫn đẹp sao sẽ lên sóng tối nay, trên VTV3.
'Cuộc đời vẫn đẹp sao' tập 36: Lưu bị đòi nợ khi vừa thoát cửa tửTrong "Cuộc đời vẫn đẹp sao" tập 36, Lưu vừa được cứu khỏi nhóm buôn bán nội tạng lại tiếp tục bị nhóm cho vay nặng lãi tới đòi nợ.">
Cuộc đời vẫn đẹp sao tập 37: Luyến đưa tiền cho Lưu trả nợ?
Nhận định, soi kèo Mallorca vs Celta Vigo, 23h30 ngày 5/4: Khó phân thắng bại
Chúng tôi đứng trước một căn nhà trong con hẻm ở ấp Long Đại, xã Long Thành Bắc (H.Hòa Thành, Tây Ninh). Ở đó, những tàu lá tươi xanh đang được phơi trước nắng. Có lẽ, những tàu lá này sẽ được phơi khô để chằm nón.
Đám lá còn tươi phơi dưới nắng nóng. Đó là căn nhà của chị Trần Thị Bảy, 63 tuổi.
Trong nhà, một đống lá khô đang nằm ở 1 góc. Đối diện đống lá, trên chiếc xe đạp cũ kỹ, một chùm quạt được kết bằng loại lá nón treo trên ghi đông, dường như chủ nhân của những chiếc quạt đang chuẩn bị mang đi đâu đó.
Kéo xong chiếc ghế mời khách, chị lại tiếp tục công việc đan quạt đang dang dở của mình.
Tay vừa đan, chị vừa kể: 'Tôi đến với nghề nón từ năm 12 tuổi. Nhà nghèo, cả nhà sống bằng nghề chằm nón. Cha mất sớm, tôi phải nghỉ học rồi bám theo nghề. Được một thời gian, nghề chằm nón quá cực nên gia đình tôi chuyển sang nghề đan quạt. Lá chằm nón và lá đan quạt cùng một loại nên tôi cảm thấy không xa lạ gì'.
Chị Bảy so lá trước khi đan. Đôi tay của chị Bảy, thoăn thoắt. Chị làm biên, bẻ góc rồi trải đều chiếc quạt trên nền nhà. Hình trái tim đã ló dạng. Chẳng mấy chốc chiếc quạt đã xong. 'Đan quạt không nhiêu khê như chằm nón. Đơn giản, nhẹ nhàng, một ngày tôi có thể đan được gần 30 cây quạt', chị nói.
Cầm chiếc quạt trên tay, nhìn chị tiếp tục đan, chúng tôi vẫn chưa hình dung ra được nỗi khó khăn của người thợ. Nhưng chị Bảy cho biết, chị phải mất 6 tháng mới đan được.
'Mới nhìn vào, ai cũng tưởng dễ, mà dễ thiệt', chị vừa nói vừa cười. 'Tuy nhiên, muốn có một cây quạt tròn vành thì không dễ. Tôi đã nhiều lần đan xong rồi phải tháo ra đan đi đan lại'.
Những chiếc quạt được xếp sẵn trên xe. Mỗi chiếc quạt chỉ cần một tàu lá. Giá mỗi tàu lá là 2000đ, cộng với công đan, vốn chiếc quạt khoảng 5.000đ. Sau vài ngày đan chị mang sản phẩm ra chợ giao cho mối bán lẻ với giá 9.000đ. Như vậy với năng suất mỗi ngày của chị gần 30 chiếc, chị cũng kiếm được đôi chút để sống qua ngày mà không nhờ vả vào con cái.
Chị Bảy sinh được một người con trai. Con vừa lên 2 thì chồng mất, chị ở vậy và dùng 2 bàn tay miệt mài đan quạt nuôi con. Người con trai nay đã lớn, là thợ máy cho một gara ở TP. Tây Ninh. Chị cũng sắp có đứa cháu nội thứ 2.
Những chiếc quạt đã đan xong. Chị cho biết, 'Con trai nhiều lần đề nghị tôi nghỉ đan quạt nhưng làm sao nghỉ được. Tôi yêu nghề này lắm. Thu nhập ít, nhiều người bỏ nghề nhưng tôi vẫn cố bám. Chính nhờ vào nghề này đã giúp tôi nuôi con khôn lớn'.
Ở xóm này ngày xưa là xóm đan quạt. Trong con hẻm ngắn có đến gần 20 hộ làm nghề. Sau nhiều năm vật lộn với cuộc sống, nghề đan quạt không đáp ừng được nên nhiều người đã bỏ. Hiện tại nơi đây chỉ còn 3 hộ và chị Bảy là người tích cực nhất. Hai hộ kia chỉ làm cầm chừng.
Chị Bảy say sưa với công việc đan quạt. 'Điều tôi lo nhất là hiện nay nguyên liệu rất khan hiếm. Lá mật cật - loại lá làm quạt, làm nón không còn nhiều. Có khi phải mua lá từ Campuchia nên giữ được nghề vô cùng khó khăn. Mặt khác, trên thị trường quạt điện quá rẻ và dễ mua nên ít người còn mặn mà với chiếc quạt đan tay này. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn phải giữ lấy để trả nghĩa cái nghề đã nuôi mẹ con tôi.
Giờ thì con đã lớn, mỗi ngày kiếm được chút ít cũng đủ qua bữa, khỏi phiền đến con. Quan trọng nhất là đan quạt vẫn nhàn nhã, còn hơn bán vé số vất vả nắng mưa', chị Bảy trải lòng với chúng tôi.
Người đàn ông Long An đi khắp nơi tìm da trâu làm trống cho khách
Mặt trống phải làm từ da trâu trên 10 tuổi, nuôi bằng cỏ tự nhiên. Ở Long An không kiếm được trâu, anh An phải đi đến Tây Ninh, qua Campuchia để tìm da trâu.
">Gia đình nặng lòng với nghề đan quạt ở Tây Ninh
Khi đó, bố tôi còn gửi gắm ông Chu Ngọc để hướng dẫn cho tôi diễn tiểu phẩm. Chúng tôi thi tuyển gắt gao và nghiêm túc, may mắn tôi đã trúng tuyển và được học chuyên ngành mình thích.
Hồi đó, trường sân khấu có 2 lớp diễn viên là của thầy Xuân Huyền và thầy Hoàng Sự. Tôi cùng khóa với các nghệ sĩ: NSND Minh Hòa, NSƯT Minh Vượng, Ngọc Trâm, An Ninh, Tiến Thành…
Hồi đó, ông học làm nghề có vất vả không?
- Thời nào đi học cũng có cái khó khăn riêng. Hồi tôi đi học, các thầy rèn giũa rất sát sao, khóa này học xong, khóa kia mới vào, 1 thầy kèm 1 lớp. Có lần bị mất điện, thầy giáo còn mang đèn dầu đến để có ánh sáng thầy trò cùng học. Tập vở xong, cả lớp kéo nhau vào nhà thầy ăn cơm nữa. Thời bao cấp nên cái gì cũng thiếu thốn, nhưng chúng tôi yêu nghề nên luôn giữ vững niềm tin với nghệ thuật.
Năm 1986, thầy Xuân Huyền đi tu nghiệp 1 năm ở Nga nên chúng tôi xin vào Nhà hát Kịch Hà Nội thực tập và tôi ở đó làm việc đến khi nghỉ hưu.
Ông có áp lực không khi có bố là nhà thơ nổi tiếng Đoàn Phú Tứ?
- Thời ấy, các cụ quá giỏi, bây giờ để tìm được người như vậy chắc rất khó. Phải nói thật rằng, nhiều khi tôi phải quên mình là con của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, bởi vì phải quên đi thì mới làm nghề được. Vì thế, áp lực cũng… chẳng để làm gì.
Tôi cũng không phải là người đi đâu cũng khoe "tôi là con nhà thơ Đoàn Phú Tứ", tôi muốn mình làm mọi việc hay làm nghệ thuật đều là sự tự nhiên, nhẹ nhõm chứ không áp lực phải phấn đấu bằng bố mình.
Hai ông anh trai của tôi cũng từng muốn làm nghệ thuật, nhưng vì nhiều lý do khách quan nên đã không học nữa. Tôi là con út, lại vừa đi bộ đội về nên được bố mẹ khá chiều.
Bố tôi là một người cương trực và tình cảm. Ông có nhiều bạn và quảng giao, ông chơi thân với nhà thơ Thế Lữ. Hai ông là một trong những nhà viết kịch đầu tiên ở Việt Nam. Vợ ông Thế Lữ còn có tên nữa là Song Kim, do bà đóng vai nhân vật trong vở kịch do bố tôi viết.
Nhìn NSƯT Phú Thăng rất trầm tính, ít nói không biết ngày nhỏ ông có từng làm bố mẹ buồn?
- Có đấy, ngày nhỏ học trường Chu Văn An, tôi từng rủ bạn đánh nhau khiến bố mẹ rất phiền lòng. Khi vào làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội, tôi cũng từng nhậu nhẹt, về nhà đêm hôm khiến cho ông bà cũng phải nhắc nhở.
Tuy vậy, nhưng tôi chưa bao giờ bị bố mẹ đánh. Ông bà dạy con bằng lời lẽ chứ không bằng bạo lực. Cho nên bây giờ tôi dạy các con cũng thế, nếu đánh nhiều, các con "dạn đòn" thì cũng nguy hiểm lắm.
Tính cách tôi trầm khác trên phim, nhiều người gặp rất bất ngờ vì tính cách này. Tôi cho rằng, trên phim chỉ là vai diễn nếu ngoài đời tôi ghê gớm, đểu cáng như thế thì sống được với ai? Tôi tự thấy mình là người vui vẻ, hòa đồng, giản dị.
Không chạnh lòng với tên gọi "vua vai phụ"
Mẹ ông có phải là một người phụ nữ "vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con"?
- Nếu hỏi 10 ông văn nghệ sĩ thì 9 ông có vợ rất tần tảo, chiều chồng, thương con. Các cụ ngày xưa là "mây gió", chỉ viết văn, làm thơ còn cuộc sống, con cái là các bà lo hết.
Tôi cũng là người gần bố mẹ mình nhưng thời gian đó không nhiều vì khi lớn lên thì tôi đi bộ đội xong đi học nội trú. Tôi ra trường đi làm được vài năm thì bố tôi mất. Bố mẹ tôi cùng mất vào năm 1989, khi tôi mới 31 tuổi.
Bố ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, ông lại đi theo sân khấu, ông có được ưu ái khi làm nghề không?
- Không có chuyện được ưu ái, vì nghề diễn viên rất sòng phẳng kiểu "bánh đúc bày sàng", không phải vì bố tôi thế này, thế kia mà tôi được nâng đỡ. Nếu không có năng lực thì bạn sẽ bị đào thải. Hơn nữa, khi tôi vào Nhà hát Kịch Hà Nội làm việc, bố tôi cũng già rồi, các nghệ sĩ bạn ông cũng đã nghỉ hưu nên tôi cũng tự đứng trên đôi chân của mình mà làm nghề thôi.
- Vào làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội, ông đã phải nỗ lực thế nào để khẳng định tên tuổi của mình?
- Nói thật là thời đó, ai về Nhà hát Kịch Hà Nội cũng ngại vì dàn nghệ sĩ nổi tiếng. Thời điểm tôi về đã có những nghệ sĩ như: Anh Trần Vân, chú Trần Kiếm, Nhật Đức, sau đó là ông Trần Hạnh, anh Hồng Sơn, Tiến Đạt, Hoàng Dũng, Hoàng Cúc… đã rất thành danh.
Có thời gian, diễn viên nữ ra trường mà muốn về Nhà hát Kịch Hà Nội đều rất ngại NSND Minh Hòa, NSND Thu Hà... Tôi nghĩ, cái sợ đó là tâm lý, nếu mình cứ cố gắng thì sẽ được ghi nhận thôi.
Vào Nhà hát Kịch Hà Nội làm việc, ông có hay vào những vai phản diện như trên truyền hình không?
- Trên sân khấu, tôi ít vào vai phản diện, không hiểu vì sao khi đi làm phim truyền hình, tôi lại hay được giao vai "đểu". Năm 2005, tôi đóng phim Bản lĩnh người đẹpcủa đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, sau đó tôi thường xuyên được mời vào vai phản diện.
Tôi thấy, vào vai chính diện dễ nhưng để làm hay thì rất khó. Vào vai người xấu thì cũng phải có tài mới được khán giả "ghét mà yêu".
Trên truyền hình, ông thường vào những vai phụ, nếu có người gọi là "vua vai phụ", ông có chạnh lòng không?
- Không bao giờ, tôi không nghĩ vai chính hay vai phụ quan trọng với mình, mà chủ yếu là vai đó có làm khán giả nhớ không? Có nhiều người nói, khi bật ti vi lên nhìn thấy diễn viên đó thì muốn chuyển kênh, tắt ti vi thì buồn thật. Ai cũng muốn đóng vai chính nhưng những vai phụ mà hay thì cũng rất thú vị.
Tôi đóng phản diện bị chửi rất nhiều, ra đường có khán giả gặp tôi nói "ôi, cái thằng đóng vai đểu này", nhưng tôi cảm nhận đó là cách chửi yêu của mọi người nên không nghĩ gì. Có lần, tôi còn bị túm lại để khán giả hỏi han nhưng tôi không thấy phiền lòng. Họ yêu quý mình thì mới quan tâm như vậy.
Bà xã hiểu công việc của chồng nên không ghen
Nhắc đến Phú Thăng, người ta nhớ đến một nghệ sĩ 37 tuổi mới lấy vợ, vì sao ông lấy vợ muộn vậy?
- Cái này thật khó nói, do duyên số của mỗi người thôi. Bố tôi cũng 42 tuổi mới lấy vợ, hồi ông bà mất tôi mới ngoài 30 tuổi nhưng trước đó bố mẹ cũng không giục tôi lấy vợ.
Tôi gặp và kết hôn với bà xã qua mai mối, bà ấy là em vợ một người anh của tôi. Hồi đó, tôi cũng không… tán gái, cả 2 gặp gỡ rồi cảm mến nhau và yêu nhau, mấy năm sau mới cưới. Khi ấy, tôi 37 tuổi và bà ấy 29 tuổi.
Tôi lấy vợ muộn nên nhiều người bằng tuổi tôi đã lên chức ông bà nhưng các con tôi thì vẫn chưa lập gia đình. Cậu con trai (SN 1995) đã ra trường đi làm nhưng "vẫn bình chân như vại", cô con gái (SN 2003) cũng đang đi học ngành biên kịch. Thôi cứ để các con đến duyên chứ tôi không giục.
Hồi mới lấy vợ, ông và bà xã có gặp nhiều vất vả?
- Nói thật, sau khi cưới xong, vợ chồng tôi chỉ còn 1 cái xe máy cũ và 2 triệu đồng trong tay. Nhưng ngày đó tôi nghĩ, tiền của là do mình làm ra chứ đừng trông mong vào ai, tôi cũng kiên trì làm nghề để mong có thu nhập nuôi gia đình.
Thời đó, không có nhiều việc để làm thêm như bây giờ, làm phim cũng chỉ có Hãng Phim truyện Việt Nam, một năm sản xuất vài bộ phim nhựa nếu muốn làm phim thêm cũng khó. Tôi đã đi lồng tiếng phim, đọc lời bình ký sự. Tôi cũng từng lồng tiếng bộ phim Ô - sincủa Nhật.
Ông có tự tay chăm các con ngày bé?
- Có chứ, nhà có 2 vợ chồng, ông bà nội đã mất, bên ngoại chỉ còn ông rất yếu nên cũng không hỗ trợ được chúng tôi, 2 vợ chồng phải tự lập mọi thứ.
Thời các con còn bé, 1 người ốm là 3 người kia phải vào viện cùng. Tôi cũng thích tự tay chăm sóc các con. Sau này, nếu có cháu, chắc tôi cũng để các con "tự bơi" chứ không can thiệp gì nhiều. Tôi rất thích câu của chị Lan Hương Bông (NSND Lan Hương) là "con ai người nấy nuôi", thích thì ông bà đến chơi với cháu chứ không phải làm hết việc của con.
Lấy chồng là một diễn viên nổi tiếng, điển trai, vợ ông có hay ghen không?
- Bà ấy hiểu công việc của chồng nên không ghen. Có thời, tôi làm tổ chức sản xuất phải đưa đón diễn viên đến trường quay. Có người nhìn thấy tôi đèo diễn viên trên phố, có về nói với bà ấy nhưng bà nói "đó là công việc của ông ấy, tôi không can thiệp".
Có lần, tôi đóng phim Hoa tỉ muộicùng NSƯT Linh Huệ, trong đó có cảnh 2 vợ chồng nằm cùng nhau, nhưng khi đó ông quay phim nằm trên bụng tôi, ông ánh sáng ngồi trên đùi của nữ diễn viên để đưa ánh sáng qua màn tuyn, xung quanh rất nhiều người.
Tôi chụp cho 1 kiểu đưa về cho bà xã, bà ấy xem xong bảo "tôi biết thừa rồi, tôi cũng có ghen đâu".
Nhiều nam nghệ sĩ tâm sự, khi lấy vợ ngoài ngành thường bị nhà ngoại... chê, ông có giống vậy không?
- Có chứ, mọi người cũng bảo với bà xã là lấy chồng nghệ sĩ thì khó bền vững lắm. Nhưng đó chỉ là góc nhìn phiến diện, không riêng gì nghệ sĩ, nhiều ngành khác cũng có các cặp vợ chồng không có hôn nhân lâu dài, cũng nhiều người tan vỡ vì thế không nên "vơ đũa" như vậy. Theo tôi, bền vững hay không là do duyên số, con người chứ không phải riêng nghề nghiệp nào cả.
Là diễn viên, hay đóng cùng với đồng nghiệp nữ xinh đẹp, có bao giờ ông "say nắng" họ không?
- Mình là nghệ sĩ nên nhìn thấy cái đẹp, mình vẫn thích chứ nhưng vui thì vẫn nhớ nhà, phải có giới hạn. Đào hoa hay không là do tính cách của từng người chứ không phải ai gặp bạn diễn nữ cũng yêu được.
Là nghệ sĩ, tôi cũng lãng mạn. Khi yêu bà xã, tôi như những người đàn ông khác, chiều chuộng, yêu thương bà ấy.
Về hưu, cuộc sống của ông diễn ra thế nào?
- Tôi có cuộc sống đơn giản lắm: Sáng dậy sớm tập thể dục, ăn sáng, sau đó xem ti vi, ngủ trưa. Chiều đến thì chăm cây, nuôi mèo, thi thoảng cũng đi nhậu với bạn nhưng giờ có tuổi rồi nên tôi cũng hạn chế.
Hiện tại, tôi sống bằng lương hưu, tôi cũng không có áp lực về kinh tế, có lời mời làm phim thì đi. Dù lấy vợ muộn nhưng 2 con ngoan ngoãn, hiếu thảo. Nói chung, tôi đang có một cuộc sống bình yên bên gia đình.
Xin cảm ơn ông vì những chia sẻ!
NSƯT Phú Thăng sinh năm 1958 tại Hà Nội, từng tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ông là con trai út của nhà thơ Đoàn Phú Tứ.
Trên sân khấu, ông từng tham gia các vở kịch như: Đứa con tội phạm, Vùng lạnh, Điện thoại di động, Ăn mày dĩ vãng , Ông không phải là bố tôi… Ông từng nhận 2 Huy chương vàng với vai Toàn vở Vòng cung biển(1997) và vai Khánh vở Những con đường trần gian(2002)...
Ở truyền hình ông góp mặt với nhiều vai diễn phản diện, có tính cách ghê gớm trong các phim: Chuyện phố phường, Vệt nắng cuối trời, Chủ tịch tỉnh, 11 tháng 5 ngày, Thương ngày nắng về, Hành trình công lý, Dưới bóng cây hạnh phúc, Biệtdược đen, Chúng ta của 8 năm sau…
">NSƯT Phú Thăng từng bị khán giả chửi, cưới vợ xong chỉ còn 2 triệu đồng
Land Rover, thương hiệu ô tô Anh hiếm hoi đang tạm có kết quả kinh doanh tốt. Ảnh: Land Rover. Đáng tiếc, đó chỉ là những "hào quang" của quá khứ. Ngành xe hơi Anh quốc đã tuột dốc không phanh trong 1/4 cuối thế kỷ 20. Nguyên nhân được chỉ ra là do sự quản lý lỏng lẻo, đầu tư thiếu thốn, cơ sở vật chất cũ kỹ và tình trạng bất ổn về nguồn lao động nội địa trong nhiều năm liên tục.
Hậu quả đến hiện tại, nền công nghiệp xe hơi Anh quốc đang đứng thứ 19 thế giới về số sản lượng xe hơi được chế tạo mỗi năm, ít hơn cả Canada hay Slovakia, những đất nước non trẻ trên thị trường ô tô.
Không những vậy, sản lượng bán ô tô trong năm 2022 của Anh đã đạt mức kỷ lục thấp nhất trong suốt 4 thập kỷ. Một thống kê vô cùng đáng thất vọng.
Jaguar Land Rover, hãng xe hơi nổi tiếng nhất của ngành ô tô Vương quốc Anh, đã trở thành công ty con của hãng Tatar Ấn Độ sau khi hãng này dang tay cứu giúp trong cơn cùng quẫn suýt phá sản. Dẫu vậy, với các thiết kế bảo thủ, thiếu đột phá sáng tạo khiến cho tình hình kinh doanh của Jaguar cực kỳ ảm đạm. May thay, Land Rover đang kinh doanh ổn và tốt trở lại giúp cho Jaguar cũng có thể phần dựa dẫm phần nào.
Tuy nhiên, những hãng ô tô đồng hương khác như Aston Martin và McLaren nổi tiếng với người yêu xe thế giới bằng những mẫu xe thể thao sang trọng và đắt tiền đang phải “trầy trật” để tìm kiếm các khoản đầu tư tài chính trước cơn suy thoái.
Aston Martin, hãng xe thể thao siêu sang tới từ Anh cũng rất khó khăn khi bán những đứa con cưng của mình. Ở khía cạnh đầu tư nước ngoài, nước Anh cũng không còn là điểm đến hấp dẫn ở thị trường Châu Âu.
Ford đã từng ngừng sản xuất ô tô con tại Anh từ năm 2002, và ngừng dây chuyền sản xuất xe tải từ năm 2016. Mới đây, Ford cũng vừa thông báo sẽ chuẩn bị ngừng phân phối dòng Ford Fiesta, một trong những dòng xe bán cực chạy ở thị trường Anh.
Năm 2021, Honda đã đóng cửa nhà máy sản xuất của mình ở Swindon, miền nam nước Anh.
Duy chỉ có Toyota tới từ Nhật Bản vẫn còn đang duy trì 2 nhà máy tại Anh trong khi ở Sunderland, Nissan cũng đang vận hành nhà máy chế tạo một số mẫu xe bao gồm Qashqai và Juke.
Như thường lệ, một phần lớn nguyên nhân đi xuống của ngành công nghiệp ô tô Anh, lại được đổ lỗi cho Brexit (Sự kiện Anh rút lui khỏi Liên minh châu Âu). Brexit đã khiến cho các hãng xe Anh quốc phải gánh thêm hàng loạt các chi phí, chậm trễ giao hàng và tăng các rủi ro thương mại.
Hùng Dũng(theo caranddriver)Vì sao Ấn Độ nhất quyết nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô?Hiện nay chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh công cuộc nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô mũi nhọn của đất nước với khẩu hiệu “Make in India”.">
Công nghiệp ô tô nước Anh ngày càng thụt lùi trầm trọng so với quá khứ