Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất bổ sung giáo viên bậc mầm non và giáo viên dạy môn giáo dục thể chất vào danh mục nghề nặng nhọc. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Theo khoản 2 Điều 169 Luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Còn ở khoản 3 Điều 169 nêu rõ: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều 169 tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu được đưa vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc thì giáo viên mầm non, giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất có thể nghỉ hưu trước tuổi đến 5 năm so với quy định.
Tháng 6/2020, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đưa ra con số 96% giáo viên đề nghị giữ nguyên tuổi nghỉ hưu là 55 tuổi, không tăng lên 60 tuổi sau một tuần khảo sát nhanh với 10.698 giáo viên mầm non tham gia.
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, giáo viên mầm non phải được coi là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, không chỉ dạy mà còn dỗ, múa, hát... áp lực công việc lớn.
Còn ông Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, một cô giáo phải trông nhiều trẻ nên phản xạ đón, đỡ trẻ khi thực hành các bài tập trên lớp mà giao cho cô giáo từ 55 tuổi trở đi sẽ không thể đảm bảo, nguy cơ mất an toàn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Thanh Hùng
Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu chính thức của giáo viên
Theo Nghị định 135/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu, từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của giáo viên sẽ tăng dần. Tuy nhiên, một số giáo viên có thể được nghỉ hưu trước tuổi nếu trong các trường hợp đặc thù.
">
Đề xuất giáo viên mầm non, giáo dục thể chất được nghỉ hưu sớm
Buổi trình diễn tối 10/10 tại sân vận động Mỹ Đình. Ảnh: Lê Anh Dũng
Bài Bạch Đằng giang phúcó đoạn: "Giặc tan muôn thuở thăng bình- Bởi đâu đất hiểmcốt mình đức cao"
(Nguyên văn chữ Hán: "Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình- Tín chi: bất tại quan hà chi hiểmhề, duy tại ý đức chi mạc kinh").
Đoạn này đã bị đọc sai thành: "Giặc tan muôn thuở thanh bình- Bởi đâu đất hiếmcốt mình đức cao". Trong nguyên văn chữ Hán là "thăng bình", chứ không phải "thanh bình", là "hiểm" (dấu hỏi), chứ không phải "hiếm" (dấu sắc).
Trước hết THĂNG BÌNH và THANH BÌNH khác nhau ở chỗ: THĂNG BÌNH là vừa thái bình, vừa phát triển thịnh vượng, cònTHANH BÌNH không bao hàm sự phát triển.
"Hiểm" bỗng hóa "hiếm"
Tuy nhiên, sai sót này là đáng tiếc nhưng cũng chưa phải là nghiêm trọng.
Điều đáng nói là "đất HIỂM" (dấu hỏi) bị đọc thành "đất HIẾM" (dấu sắc). Sai một từ mà làm hỏng cả ý tứ sâu xa của tiền nhân.
Người trình độ bìnhthường nhất cũng thấy hai chữ "đất HIẾM" (dấu sắc) đi với "đức cao" làkhông hợp nghĩa, là vô nghĩa, ngô nghê.
Phải là "đất HIỂM" (dấu hỏi)đivới "đức cao" mới nói lên được mối quan hệ giữa "địa linh" và "nhânkiệt", mới làm nổi bật lên được vai trò, sức mạnh của "nhân kiệt" đốivới "địa linh", vai trò, sức mạnh của đức cao, đức lành dân tộc.
Ta thắng giặc không chỉ bởi "đất hiểm" mà quan trọng hơn là bởi dân tộc ta có "đức cao", "đức lành".
Tư tưởng yêu nước mang đậm chất nhân văn này là tư tưởng xuyên suốt Bạch Đằng giang phúcũng như một số tác phẩm khác.
Ở bài thơ Bạch Đằng giang(Sông Bạch Đằng), Nguyễn Sưởng (thời Trần) viết: "Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết - Nửa do sông núi, nửa do người" (bản dịch).
Trong bài Xương Giang phú, Lí Tử Tấn (1378 - 1457) cũng khẳng định: "Có đức công mới lớn - Có người đất mới linh - Giữ nước không cốt ở hiểm yếu - Giữ dân không cốt ở hùng binh"(bản dịch). Đọc "đất HIỂM" (dấu hỏi) thành "đất HIẾM" (dấu sắc), saimột từ mà làm sai lạc cả ý tứ sâu xa của tiền nhân. Không nên coi đó làđiều nhỏ nhặt. Tục ngữ có câu "sai một li đi một dặm".
"Núi sông" hay "nước non"?
Bài Bình Ngô Đại cáocũng bị đọc không chính xác.
Câu "Núi sôngbờ cõi đã chia" (nguyên văn chữ Hán: "Sơn xuyênchi cương vực kí thù") bị đọc thành "Nước nonbờ cõi đã chia".
Đó là chưa kể, người đọc đã lấy bản dịch cũ: "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương". Câu này phải là "Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế (hoặc làm đế)một phương " (nguyên văn chữ Hán: "Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đếnhất phương").
Cần lưu ý là ở bài Nam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ qua từ "đế" (Nam đếcư). Ở Bình Ngô Đại cáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và mạnh mẽ đó: "các đếnhất phương".
Nhiều bản dich trước đây dịch là "làm chủ" hoặc "hùng cứ" thì nay đều đã bỏ mà giữ nguyên chữ "đế" để giữ nguyên giá trị to lớn của tác phẩm. "Hùng cứ" và "làm đế" là rất khác nhau cả về tính hợp pháp và quyền lực làm chủ.
Bạch Đằng giang phúvà Bình Ngô Đại cáođều là những áng văn bất hủ, được giảng trong nhà trường. Nếu không nóira những sai sót đó thì khi chương trình này đến với bạn bè quốc tế,những người tìm hiểu về Việt Nam, hiểu biết về Việt Nam, sẽ nghĩ gì ?Những sai sót lẽ ra không đáng có ở một chương trình hoành tráng và đượcxem là khá toàn bích.
Cụ thể, BTC có bộ phận phóng viên thẩm tra hồ sơ thí sinh; gặp gỡ người quen biết, gia đình, Đoàn, Hội nơi các thí sinh theo học để đối chiếu. Nếu có điểm đặc biệt, BTC sẽ gặp các thí sinh để trao đổi trực tiếp. Những ưu, nhược điểm trong lịch sử bản thân sẽ góp phần hình thành nên giá trị, hình ảnh của mỗi thí sinh để BGK cân nhắc trao những vị trí xứng đáng.
Tại sự kiện, top 3Người đẹp Tài năng được công bố, gồm các thí sinh: Trần Gia Hân (SBD 081) với tiết mục biểu diễn nhạc cụ Triệu đoá hoa hồng, Lê Nguyễn Ngọc Hằng (SBD 166) với phần thi hát Mẹ tôi, Hoàng Hương Giang (SBD 177) với màn múa Kẽo cà kẽo kẹt.
Thí sinh Hoàng Hương Giang (SBD 177) với màn múa Kẽo cà kẽo kẹt. Thí sinh Trần Gia Hân (SBD 081) với tiết mục biểu diễn nhạc cụ Triệu đoá hoa hồng.Thí sinh Lê Nguyễn Ngọc Hằng (SBD 166) với phần thi hát Mẹ tôi.
Chia sẻ về độ tuổi của các thí sinh, Trưởng BTC cho biết Hoa hậu Việt Nam được coi là cuộc thi dành cho "nụ" - những cô gái có nhan sắc mới hé nở và nhiều tiềm năng. BTC không có quy định và định kiến như vậy nhưng kết quả các năm đều cho thấy top 3 là những người rất trẻ.
"Cuộc thi năm nay cũng có những thí sinh nhiều kinh nghiệm, đã ra trường và đi làm. Cơ hội được trao đều cho tất cả, vấn đề là ai xuất sắc hơn và có tiềm năng để thực hiện các sứ mệnh. Chúng tôi không định hướng hoa hậu phải là sinh viên hay độ tuổi dưới 20", ông Lê Xuân Sơn nói.
Đạo diễn Hoàng Nhật Nam thừa nhận, đêm chung kết các năm qua rất dài do quy tụ nhiều nghệ sĩ, tiết mục hoành tráng. "Năm nay, chúng tôi sẽ tiết giảm, tất nhiên cũng do không có chi phí để mời nhiều như mọi năm. Thời lượng dự kiến khoảng 3 tiếng chứ chúng tôi không thể làm ngắn hơn vì phải tuân theo thể lệ, kịch bản", anh cho biết.
Các người đẹp sẽ vào chung kết Hoa hậu Việt Nam 2022.
Trao đổi thêm về vấn đề khán giả chê các đêm chung kết dài lê thê, bà Phạm Kim Dung - Phó Trưởng ban tổ chức - cho biết thí sinh cần có thời gian thay đồ và chuẩn bị cho những phần thi nối tiếp nhau nên việc có những tiết mục âm nhạc là dễ hiểu.
"Chúng tôi thêm nghệ sĩ, tiết mục, nhóm múa chỉ tốn thêm tiền chứ không phải cố tình kéo dài để bị khán giả phàn nàn. Các chương trình của chúng tôi không mua bán giải, không có bất kỳ điều tiêu cực nào, không có số tiền nào thiếu minh bạch nên chúng tôi cần nhiều tiền để tổ chức. Vậy nên, BTC cần thời gian để tôn vinh các nhà tài trợ", bà trải lòng.
Tân Hoa hậu Việt Nam 2022 sẽ nhận giải thưởng 350 triệu đồng cùng vương miện, ghế đăng quang, quyền trượng. Á hậu 1 và á hậu 2 lần lượt nhận 250, 200 triệu đồng cùng vương miện. Cuộc thi cũng trao 9 giải phụ, mỗi giải nhận 50 triệu đồng. Trong đó, người đạt danh hiệu Người đẹp Nhân ái được đặc cách lọt vào top 5 thi ứng xử.
Đêm chung kết toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2022 sẽ diễn ra 23/12 tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM.
Đức Thắng - Diệu Thu
Hoa hậu Đỗ Thị Hà, á hậu Phương Nhi ngọt ngào mà vẫn gợi cảmSáng 2/12, họp báo Chung kết toàn quốc Hoa hậu Việt Nam 2022 có sự góp mặt của dàn hoa, á hậu: Đỗ Thị Hà, Trần Tiểu Vy, Lương Thùy Linh, Mai Phương, Bảo Ngọc…">
Hoa hậu Việt Nam 2022: Thẩm tra kỹ thí sinh, chung kết không dài lê thê
Ó Princess là đơn vị nổi tiếng trên thị trường đồ công chúa tại Việt Nam được thành lập từ năm 2013, chuyên cung cấp váy công chúa, phụ kiện, đồ hóa trang cho bé.
Địa chỉ: Số 35, ngõ 75 phố Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội
Cửa hàng:
65 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
R5, B2 TTTM Royal City 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
6 phố Đội Nhân, Ba Đình, Hà Nội
Bích Đào
">
Dàn mẫu nhí hoá thân thành công chúa trong show thời trang cổ tích Ó Princess