您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Miami FC vs Naples United, 6h00 ngày 19/3: Chứng tỏ đẳng cấp
NEWS2025-04-10 22:33:27【Thế giới】9人已围观
简介 Chiểu Sương - 18/03/2025 09:17 Nhận định bóng lịch thi đấu world cup việt namlịch thi đấu world cup việt nam、、
很赞哦!(7155)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Osasuna, 2h00 ngày 8/4: Nỗ lực trụ hạng
- Bộ Y tế yêu cầu báo cáo ngay vụ nhân viên giặt là tàng trữ ma túy ở bệnh viện
- Hà Nội sẽ xây công viên đẹp như Disneyland nổi tiếng thế giới gần cầu Nhật Tân
- Hình ảnh ca sĩ Đức Tuấn đứng trên mái nhà cổ ở Hội An gây phản cảm
- Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Real Madrid, 02h00 ngày 9/4: Khó cho Pháo thủ
- 7 cách giúp trẻ kiềm chế cơn giận
- Nữ sinh bỏ đại học ngành ngôn ngữ Anh để học nghề
- Những ngôi nhà “siêu kỳ dị” giữa Thủ đô
- Nhận định, soi kèo Keciorengucu vs Sanliurfaspor, 18h00 ngày 8/4: Khó tin cửa trên
- Cấm chơi game quá 180 phút sẽ giảm 'nghiện game', phạm tội ở người trẻ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Goulburn Valley Suns vs Port Melbourne Sharks, 16h30 ngày 8/4: Ngậm đắng nuốt cay
Malaysia xin lỗi vì vụ tiêm ống vắc xin Covid-19 rỗng cho dân
Nhà chức trách Malaysia xác nhận, trong chiến dịch chủng ngừa Covid-19 quốc gia đã xảy ra trường hợp một người dân bị tiêm ống vắc xin rỗng.
">Bất chấp đại dịch, dân Ấn Độ tụ tập diễu hành cùng rắn
Gần năm học mới, không chỉ gấp rút chuẩn bị giáo án, kế hoạch năm học, cô Phạm Thị Hợp -Trường Tiểu học Tình Húc, Tiên Yên, Quảng Ninh còn rất bận rộn với vai trò giáo viên cốt cán, có nhiệm vụ tham gia tập huấn và hướng dẫn lại cho hơn 60 giáo viên đại trà trong huyện, để các giáo viên có thể tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
“Sau khi được tập huấn trực tiếp với các giảng viên từ trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi về địa phương hướng dẫn, hỗ trợ các đồng nghiệp tự học trên Hệ thống bồi dưỡng trực tuyến. Việc tập huấn cho giáo viên đại trà được thực hiện trực tuyến. Các giáo viên lập nhóm trên zalo, facebook để cùng trao đổi, bất kể ngày đêm, lúc nào cần, các thầy cô cũng có thể vào để cùng trao đổi. Ngoài ra, với một số xã khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chúng tôi phải đến tận nơi để trao đổi trực tiếp”, cô Hợp cho biết.
Cô Hợp chia sẻ, do phụ trách huyện có phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện khó khăn, nên quá trình tập huấn của cô cũng gặp không ít câu chuyện “dở khóc dở cười”.
“Khi liên hệ với nhiều giáo viên đại trà, họ không biết mình là ai, ban đầu nói thế nào cũng không tin, nhưng vẫn phải tiếp tục gọi điện thoại giải thích, thuyết phục, sau đó thầy cô mới gửi bài. Ban đầu khó khăn là thế, nhưng khi đã tham gia học, phần lớn các thầy cô đều chủ động, tích cực, nhận thức rõ được những thách thức với giáo viên trong chương trình mới và nỗ lực thay đổi phương pháp, kỹ năng giảng dạy để đáp ứng yêu cầu”, cô Hợp nói.
Với cô Lê Thị Thúy, giáo viên cốt cán môn Ngữ văn, trường THCS TP. Hạ Long, Quảng Ninh, đây là lần đầu tiên cô được tiếp cận với mô hình bồi dưỡng giáo viên mới của Bộ GD&ĐT. Cô Thúy chia sẻ, ban đầu được chọn làm giáo viên cốt cán, sau khi tham gia tập huấn trực tiếp, rồi tiếp tục bồi dưỡng lại theo phương thức trực tuyến cho hàng chục đồng nghiệp khác, bản thân cô cũng không khỏi áp lực, lo lắng. Với phương châm, khó đến đâu, gỡ đến đó, chủ động học hỏi, nhờ hỗ trợ từ những giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đến nay, cô Thúy đã tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Theo cô Lê Thị Thúy, việc phải hỗ trợ cho 98 giáo viên đại trà ở các độ tuổi khác nhau, nhiều thầy cô còn hạn chế về trình độ CNTT đã gặp không ít khó khăn. Nhiều người còn quên mật khẩu, cách đăng nhập khi vào hệ thống để học trực tuyến. Nhưng sau vài buổi học online, các thầy cô đã dần cải thiện.
Cô Thúy chia sẻ, việc tập huấn giáo viên đại trà không chỉ là quá trình cho đi kiến thức, kỹ năng, mà bản thân các giáo viên cốt cán cũng có cơ hội được học thêm những kiến thức mới, cách làm hay từ những giáo viên đại trà từ nhiều trường khác nhau, từ đó áp dụng ngược trở lại công tác giảng dạy.
Công tác tại địa bàn còn nhiều khó khăn, cô Lã Thị Giang, người dân tộc Tày, giáo viên trường Tiểu học bán trú Đồng Tâm (Quảng Ninh) cho biết, bản thân ban đầu còn chưa thành thạo về CNTT, có khi quên cả tài khoản, nhưng qua quá trình hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên cốt cán, đến nay, cô Giang không chỉ cải thiện được trình độ CNTT mà còn ứng dụng được vào trong quá trình giảng dạy học sinh. Vừa học, vừa bồi dưỡng, cô Giang cho biết, khi áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy, học sinh của cô có những chuyển biến tích cực, tự tin, mạnh dạn hơn. Quá trình bồi dưỡng cũng giúp nữ giáo viên học thêm được nhiều cách kiểm tra, đánh giá hay, các phương kháp khởi động lớp học, tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em chủ động hơn trong tiết học.
Trước thềm năm học mới, cô Giang vẫn miệt mài tự bồi dưỡng cùng nhiều đồng nghiệp khác qua nhiều hình thức như trực tuyến, sinh hoạt chuyên môn để sẵn sàng cho chương trình Giáo dục phổ thông mới.
Phương Dung
">Giáo viên vùng cao thức đêm hỗ trợ đồng nghiệp áp dụng phương pháp giảng dạy mới
Mâm cơm Việt do Thanh Thanh Huyền và trợ lý thực hiện ở Philippines. Khi sang Philippines, Thanh Thanh Huyền mang theo cành đào, hạt dưa, củ kiệu và bánh chưng trong vali. Vì vậy, họ đi siêu thị mua thêm thịt heo, trứng và nước dừa để làm thịt kho tàu - món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.
"Chúng tôi không có thớt, dao... nên nấu một bữa cơm không hề dễ dàng. Cả hai phải tận dụng những thứ mình có như dùng hộp giấy của khách sạn để cắm hoa chưng Tết. Khi hoàn thành mâm cơm, chúng tôi rất vui xen lẫn tự hào.
Đây là lần đầu tiên tôi đón Tết ở một đất nước khác thay vì bên ba mẹ ở quê nhà Nha Trang. Tôi cũng có lần đầu tự tay cúng giao thừa như bao người phụ nữ Việt Nam", MC Thanh Thanh Huyền xúc động.
Sau đó, Thanh Thanh Huyền diện áo dài đỏ ra đường xem pháo hoa. Một số người Việt sống ở Manila nhận ra tà áo dài của quê hương liền đến chào hỏi
"Cảm xúc trong tôi rất lạ, chưa bao giờ tôi nhớ nhà như vậy. Trợ lý của tôi khóc rất nhiều, tôi phải hết lời động viên em ấy. Chúng tôi đều thấy đây là trải nghiệm nên có trong đời để trân trọng hơn những gì mình đang có", cô chia sẻ.
Những ngày ở Manila, Thanh Thanh Huyền tập trung cho chương trình đào tạo kỹ năng trong khuôn khổ cuộc thi Miss Charm International. Ngoài ra, cô tranh thủ thăm thú, trải nghiệm ẩm thực bản xứ.
Đón Tết xa nhà, Thanh Thanh Huyền hiểu thêm ý nghĩa của sự đoàn viên. MC đi một số tỉnh lân cận Manila, thăm một ngôi đền cũ và chiêm ngưỡng những ngọn núi lửa đang hoạt động. Theo cô, Miss Charm hội đủ 3 yếu tố: văn hóa, du lịch và giáo dục. Vì vậy ngoài văn hóa Việt Nam, cô luôn chủ động tìm hiểu, cập nhật văn hóa của các nước khác.
Tham gia chương trình đào tạo kỹ năng của Miss Charm International, Thanh Thanh Huyền thấy bản thân được nâng cấp hơn. "Tôi thấy mình gợi cảm, tự tin và chuyên nghiệp hơn. Tôi rất thích phần đào tạo kỹ năng ứng xử, huấn luyện viên đã đặt câu hỏi liên tục, buộc thí sinh chúng tôi không ngừng động não, phản ứng linh hoạt", Miss Charm Vietnam nói.
Từng được biết đến với vai trò MC trong các chương trình như S - Vietnam, Bản thiết kế cuộc sống, Sài Gòn đêm thứ 7..., Thanh Thanh Huyền cũng từng thu hút sự chú ý của khán giả khi trong một sự kiện dẫn trôi chảy 3000 từ, 75 tên riêng trong khi trên tay không cầm kịch bản. Kể từ sau sự kiện này nhiều người gọi cô bằng nickname ''MC 3000 từ''.
MC Thanh Thanh Huyền chân dài 1,1 m ngày càng nóng bỏng
Ở tuổi 26, MC Thanh Thanh Huyền được khen ngợi về nhan sắc ngày càng thăng hạng.
">MC Thanh Thanh Huyền chật vật kho trứng, bày mâm cơm Việt ở xứ người
Nhận định, soi kèo Auda vs FK Liepaja, 22h00 ngày 9/4: Điểm tựa vững chắc
Trong báo cáo gửi Chỉnh phủ của Bộ Nội vụ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ cho biết có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định.
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ đi 13/20 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN) đối với giáo viên.
Quảng cáo tuyển sinh "Học online lớp chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên, giảng viên" của một trung tâm Một giáo viên ở Hà Tĩnh chia sẻ trong hơn 30 năm đi dạy, anh luôn phải hoàn thành các modun theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, với anh thì việc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới “thực sự khủng khiếp” bởi thông tin loạn xạ, không biết phải học lớp nào, hạng gì, ở đâu, lúc nào?...
Còn một cô giáo dạy tiếng Anh dạy tiểu học gần 20 năm ở Hà Nội cho biết ngoài chứng chỉ CDNN hạng III đã có, chị còn đang chờ để học lấy chứng chỉ hạng II để làm hồ sơ xét lên hạng.
Những nội dung trong chương trình bồi dưỡng chứng chỉ chức danh, theo cô giáo này chỉ cần các trường đứng ra tự tổ chức hoặc giáo viên có thể dành thời gian tự học, tự đọc rồi tham gia bài test chứ không cần thiết phải đi học mất tiền triệu.
"Tôi nghĩ rằng bỏ chứng chỉ đi thì chúng tôi vẫn làm tốt được công việc của mình, lại còn đỡ mất thời gian và tốn kém".
Thầy giáo Nguyễn Văn Lực ở Khánh Hòa đưa ra các lý do để bỏ chứng chỉ CDNN với giáo viên như: giáo viên đã học 3-4 năm tại trường CĐ hoặc đại học, hàng năm giáo viên vẫn phải đang tự học bồi dưỡng thường xuyên, nội dung chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức thầy cô đã được học trong các trường sư phạm...
Vì thế, chứng chỉ này "chỉ mang tính hình thức, tốn thời gian, tiền của giáo viên bỏ ra để đi học".
Có thể bỏ hết các chứng chỉ liên quan nhà giáo
Ông Nguyễn Hoàng Chương là người đã có hơn 30 năm công tác giảng dạy và quản lý trong ngành giáo dục ở Lâm Đồng, đề xuất “nên bỏ hết”.
Ông Chương cho biết trong thời gian làm lãnh đạo ở trường phổ thông, hầu như lần kiểm tra nào ông cũng phát hiện có trường hợp sử dụng chứng chỉ giả.
"Và đa phần, để có những chứng chỉ bắt buộc như tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề nghiệp, giáo viên đều tham gia các lớp bồi dưỡng cho có chứng chỉ một cách hợp pháp”.
Nhưng nếu không bỏ hết được các loại chứng chỉ mà buộc phải giữ lại một vài loại nào đó, thì theo ông Chương, “Bộ GD-ĐT hãy xây dựng chương trình sao cho người học cảm thấy hữu ích. Và hãy thực sự là đào tạo, chứ không phải bồi dưỡng, để giáo viên có động lực học thật, thi thật, làm thật".
Để được đứng trên bục giảng, các thầy cô đã mất 3 năm đối với hệ cao đẳng sư phạm, 4 năm với hệ đại học sư phạm. Ảnh: Thanh Hùng Cân nhắc tích hợp
Tiến sĩ Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Trị, thì cho rằng có một số điểm cần quan tâm đối với việc giữ hay bỏ chứng chỉ CDNN.
Thứ nhất,theo ông Thăng, nên cân nhắc để tích hợp các chương trình bồi dưỡng CDNN vào các chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Đối với sinh viên sư phạm, chương trình bồi dưỡng để trở thành một viên chức hạng III có thể tích hợp trong chương trình đào tạo để khi các em ra trường là đủ điều kiện để có thể dự tuyển viên chức, và khi được tuyển dụng thì có thể đủ điều kiện để trở thành giáo viện hạng III luôn mà không cần phải bổ sung chứng chỉ.
Thứ hai,đối với hạng II là theo nhu cầu của cá nhân và theo nhu cầu vị trí việc làm của từng địa phương, đơn vị. Vì vậy, thay vì yêu cầu có chứng chỉ thì tích hợp các chương trình đó vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của giáo viên.
"Hiện nay, chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên hàng năm cũng yêu cầu đơn vị bồi dưỡng cấp chứng chỉ, vì vậy khi tích hợp vào và giáo viên đã tích luỹ đủ các chứng chỉ đó thì đủ điều kiện để xét lên hạng II chứ không cần phải có chứng chỉ CDNN riêng".
Thứ ba,ông Thăng cho rằng đối với chức danh hạng I, cũng giống hạng II, tuỳ theo nhu cầu nâng hạng của giáo viên và nhu cầu của địa phương. Nếu hạng I cần phải có yêu cầu cao hơn và cần có chương trình bồi dưỡng chuyên sâu thì có thể thiết kế chương trình bồi dưỡng riêng. Thực tế thì tỷ lệ hạng I thấp nên có thể áp dụng được.
Ông Thăng lưu ý thêm rằng cần rà soát toàn bộ chương trình bồi dưỡng để thiết kế và tích hợp các nội dung cho phù hợp và đảm bảo các nội dung đó tránh lặp lại, chồng chéo... Ngoài ra, cũng như ông Chương, nhu cầu bồi dưỡng là nhu cầu tự thân, khi giáo viên thấy thiếu kiến thức gì thì tự thân họ sẽ có mong muốn được cập nhật kiến thức, vì vậy các chương trình bồi dưỡng phải luôn cập nhật, hữu ích, thiết thực.
"Một chương trình bồi dưỡng mà giáo viên đi học với tinh thần “học để lấy chứng chỉ” chứ không phải học để lấy kiến thức thì thất bại, lãng phí thời gian và tiền bạc" - ông Thăng khẳng định.
Ở bậc đại học, PGS Phạm Quốc Thành, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng một khoá học nếu học thật, thi thật thì chắc chắn ít nhiều hữu ích, nhưng đã đến lúc phải thay đổi cách tổ chức, chương trình học cho phù hợp hơn với thực tế.
"Với các giảng viên mới, trường có thể tự tổ chức một lớp bồi dưỡng với giảng viên là chính các giáo sư đầu ngành của trường hoặc mời về, có thể là cả những người đã về hưu... tới truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của công việc. Như vậy, tùy theo đặc điểm, nhu cầu của mỗi trường mà các khóa học sẽ có nội dung phù hợp. Làm như vậy cũng là một cách tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường.
Với các giảng viên chính, giảng viên cao cấp, nếu có điều kiện nhà trường thậm chí có thể mời những giáo sư hàng đầu thế giới về trao đổi kinh nghiệm.
Kiến thức là vô hạn trong khi sức học của con người là hữu hạn, vì vậy, tôi cho rằng hãy dạy và học những gì hữu ích, thiết thực nhất cho bản thân và công việc. Còn chứng chỉ này hay bằng cấp kia, nếu không thật sự cần thiết thì hãy bỏ đi".
Phương Chi
Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tài
Then chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài.
">Đề xuất giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Giáo viên mong 'bỏ hết'
Những bài thơ hay dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11 năm 2024
Những vần thơ chứa chan cảm xúc cũng là lời tri ân chân thành gửi tới thầy cô – những người lái đò thầm lặng. VietNamNet xin chia sẻ một số bài thơ nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.">Lời chúc ngày 20/11 cho thầy giáo ngắn gọn, ý nghĩa nhất 2024
11 tháng đầu năm nay, các hệ thống thông tin tại Việt Nam đã 'hứng chịu' hơn 11.400 sự cố tấn công mạng, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa: Internet) Bình luận về các số liệu thống kê nêu trên, ông Bùi Thái Dương, chuyên gia phòng Giám sát và vận hành an toàn thông tin của VSEC cho rằng, các số liệu này thể hiện rõ tình hình mất an toàn thông tin tại Việt Nam vẫn đang ở mức nguy hiểm. Số liệu này cũng chỉ ra rằng, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam hiện còn chưa được cập nhật kiến thức cũng như chưa tham gia các khóa đào tạo về an toàn thông tin nói chung.
Còn theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc An ninh mạng của Bkav, số liệu thống kê của Cục An toàn thông tin đã đánh giá đúng với thực trạng về tình hình tấn công an ninh mạng hiện nay tại Việt Nam, đó là phần lớn các cuộc tấn công an ninh mạng là tấn công vào con người qua các hình thức lừa đảo.
“Do vấn đề nhận thức của người dùng chưa cao nên việc tấn công lừa đảo vào người dùng là phương thức đơn giản và hiệu quả, từ chi phí bỏ ra để tấn công đến số lượng người dùng “dính bẫy” lừa đảo”, ông Nguyễn Văn Cường lý giải.
Đại diện Bkav cũng nhận xét, số liệu thống kê về sự gia tăng mạnh mẽ của loại hình tấn công lừa đảo cũng cho thấy một thực trạng đòi hỏi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp về an toàn thông tin mạng cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin, đặc biệt là phòng chống lừa đảo cho người dùng trên môi trường mạng.
Nhận định sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng sự cố tấn công lừa đảo có thể được giải thích bởi các nguyên nhân chính là sự phổ cập của Internet, sự phát triển của các kỹ thuật tấn công cũng như hạn chế trong nhận thức của người dùng, đại diện Bkav cũng điểm ra một số loại hình tấn công lừa đảo phổ biến thời gian gần đây.
“Cụ thể, giả mạo website, lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link hoặc file nén, lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR là những hình thức tấn công lừa đảo phổ biến nhất mà các cơ quan, đơn vị và người dùng cần lưu ý”, ông Nguyễn Văn Cường khuyến nghị.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, chuyên gia Bùi Thái Dương thông tin thêm, là một đơn vị tham gia cung cấp giải pháp an toàn thông tin tại Việt Nam, trong các tháng đầu năm nay, VSEC cũng ghi nhận nhiều cuộc tấn công nhắm vào các doanh nghiệp từ nhỏ, vừa cho đến lớn; trong đó đa phần là tấn công Phishing qua email doanh nghiệp theo chiến dịch quy mô lớn của các nhóm tấn công. Ngoài ra, các cuộc tấn công lừa đảo thông qua các ứng dụng nhắn tin vẫn được phát hiện và ngăn chặn mỗi ngày.
Làm gì để an toàn khi giao dịch trực tuyến?
Dự báo tấn công lừa đảo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, các chuyên gia cũng khuyến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp những việc cần lưu ý phòng tránh việc trở thành nạn nhân của các nhóm tội phạm mạng.
Cụ thể, chuyên gia VSEC Bùi Thái Dương khuyến nghị người dùng không tải xuống, mở các file từ các nguồn không đảm bảo; không truy cập các đường link “lạ”; chủ động tìm hiểu, cập nhật tin tức liên quan đến an toàn thông tin; thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nhận thức an toàn thông tin.
Các cơ quan, tổ chức cần thường xuyên cập nhật các giải pháp an toàn thông tin; triển khai các giải pháp bảo vệ hệ thống mới nhất; sử dụng các dịch vụ giám sát, kiểm thử an toàn thông tin từ các tổ chức uy tín; và tạo thói quen “Zero-trust” (quan điểm cho rằng không ai trong hoặc ngoài mạng được tin cậy trừ khi sự nhận diện của họ đã được kiểm tra kỹ lưỡng – PV) trong công việc.
Theo chuyên gia VSEC, các cơ quan, tổ chức nên chọn sử dụng các dịch vụ giám sát, kiểm thử an toàn thông tin từ các tổ chức uy tín. (Ảnh minh họa: V.Ngọc) Theo chuyên gia Bkav Nguyễn Văn Cường, để đảm bảo an toàn khi giao dịch trực tuyến và phòng chống tấn công lừa đảo trực tuyến, cơ quan, đơn vị, và người dùng cần lưu ý một số điểm, đó là: Luôn sử dụng kết nối an toàn và bảo mật khi thực hiện giao dịch trực tuyến, tránh sử dụng các mạng Wi-Fi công cộng không an toàn để tránh rủi ro tấn công gián điệp và nghe lén.
Cùng với đó, cần kích hoạt phương pháp xác minh 2 yếu tố khi có thể. Điều này thêm một lớp bảo vệ bổ sung, yêu cầu người dùng xác minh danh tính của họ thông qua một phương tiện khác ngoài mật khẩu.
Người dùng cũng nên nhận trọng với các cuộc gọi đến yêu cầu thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Xác minh danh tính của người gọi và không cung cấp thông tin quan trọng qua điện thoại một cách dễ dàng. Kiểm tra cẩn thận các email và tin nhắn, đặc biệt là những thông điệp yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Luôn xác minh nguồn gửi trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào.
">Vì sao tấn công lừa đảo vào các hệ thống tại Việt Nam tăng đột biến?